• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ động ứng phó với hạn hán

(Chinhphu.vn) - Các dự báo về nắng nóng trong thời gian tới đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự chủ động trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán như Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

24/04/2025 18:27
Chủ động ứng phó với hạn hán- Ảnh 1.

Tình trạng hạn hán được dự báo sẽ kéo dài đến đầu tháng 5/2025

Nắng nóng và khô hạn trên diện rộng

Theo PGS.TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ tháng 4 đến tháng 7/2025, tình trạng nắng nóng và khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vực, đặc biệt ở Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu), các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, và Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk).

Tại Tây Nguyên, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) dự báo hạn hán và thiếu nước sẽ ảnh hưởng từ nay đến cuối vụ Đông Xuân 2024-2025, với diện tích chịu ảnh hưởng khoảng 500-1.000 ha, tập trung tại Gia Lai (100-400 ha), Đắk Lắk (200-300 ha) và Đắk Nông (200-300 ha). Những khu vực này chủ yếu nằm ngoài hệ thống công trình thủy lợi, khiến nguy cơ thiếu nước càng trở nên nghiêm trọng. Tình trạng hạn hán được dự báo sẽ kéo dài đến đầu tháng 5/2025.

Dung tích các hồ chứa thủy lợi tại Tây Nguyên đang ở mức thấp nhất so với cả nước, chỉ đạt 36% dung tích thiết kế, với Kon Tum đạt 39%, Gia Lai 30%, Đắk Lắk 33%, Đắk Nông 45%, và Lâm Đồng 67%. Toàn vùng hiện có 52 hồ cạn nước, gồm 11 hồ ở Kon Tum, 21 hồ ở Đắk Lắk và 20 hồ ở Đắk Nông. Trong khi đó, tại Nam Trung Bộ, dung tích bình quân các hồ chứa đạt 77%, còn tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lần lượt đạt 53,2% và 62%. Đông Nam Bộ có dung tích hồ chứa khả quan hơn, đạt 60,7%, cao hơn 12,9% so với mức trung bình nhiều năm.

Tại Gia Lai, hạn hán đã ảnh hưởng đến 269 ha lúa, chiếm 1,1% tổng diện tích lúa toàn tỉnh, tập trung tại các huyện Đắk Đoa, Chư Sê, và Kbang. Đây là những khu vực nằm ngoài vùng tưới của hệ thống thủy lợi, vốn đã được khuyến cáo không sản xuất trong vụ Đông Xuân 2024-2025 do thiếu nước. Tại các địa phương khác ở Tây Nguyên, chưa ghi nhận thiệt hại đáng kể, nhưng nguy cơ hạn hán vẫn hiện hữu nếu nắng nóng kéo dài.

Ở Nghệ An, dự báo nắng nóng sẽ gia tăng từ tháng 4 và đạt đỉnh trong các tháng 5-7/2025. Với tình trạng nguồn nước tại các hồ đập, sông suối và công trình đầu mối, nguy cơ hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn có thể xảy ra ở các vùng cao, cuối kênh và cuối hệ thống, với diện tích chịu ảnh hưởng lên tới hơn 2.900 ha. Trong khi đó, tại ĐBSCL, xâm nhập mặn đã qua đỉnh và dự báo từ nay đến hết tháng 4/2025, dòng chảy từ thượng nguồn sông Cửu Long sẽ tăng mạnh, giúp giảm độ mặn. Các khu vực cách biển 30-40 km trở vào sẽ có nước ngọt thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước, đặc biệt vào thời điểm triều thấp.

Nhiều biện pháp quản lý nguồn nước trong sản xuất

Trước tình hình hạn hán, các địa phương trên cả nước đã triển khai nhiều biện pháp để quản lý nguồn nước, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tại Tây Nguyên, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật, cho biết cục đã yêu cầu các tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất nông nghiệp và triển khai các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, đặc biệt với cây công nghiệp lâu năm. Các giải pháp kỹ thuật phòng chống hạn hán, như tưới tiết kiệm nước và điều chỉnh cơ cấu cây trồng, cũng được khuyến khích áp dụng rộng rãi.

Tại Bình Thuận, tuy nguồn nước tại các hồ chứa vẫn ở mức cao (180/360 triệu m³, đạt 50% dung tích thiết kế) nhưng Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh đã yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, đồng thời cập nhật tình hình nguồn nước cho các địa phương để xây dựng phương án phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn. Điều kiện nguồn nước tại các hồ thủy lợi và thủy điện Hàm Thuận, Đại Ninh hiện nay đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt đến hết tháng 6/2025 và phục vụ sản xuất vụ Hè Thu cũng như nuôi trồng thủy sản.

Ở Nghệ An, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng phương án chống hạn và tưới hợp lý, bao gồm tu sửa bờ vùng, nạo vét kênh mương, và áp dụng tưới tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ. Tại ĐBSCL, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi yêu cầu các tỉnh tăng cường vận hành công trình thủy lợi để lấy nước ngọt, tích trữ nước phục vụ sản xuất và dân sinh, tận dụng giai đoạn xâm nhập mặn giảm.

Song song với các giải pháp trên, ĐBSCL cũng đang triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đến năm 2030. Đề án này không chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng lúa gạo mà còn chú trọng đến quản lý nguồn nước và giảm phát thải khí nhà kính. Theo Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, để đạt mục tiêu "phát thải thấp", nhà nước cần đầu tư vào hệ thống thủy nông nội đồng, áp dụng kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ và công nghệ số để tưới tiêu tự động. Các giải pháp này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn đảm bảo nguồn nước bền vững cho sản xuất lúa, đồng thời giảm thiểu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn.

Đỗ Hương