• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 1238/QĐ-CTN phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Argentina theo đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 523/TTr-CP ngày 9/10/2023.

25/10/2023 18:01

Việt Nam và Argentina thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 25/10/1973 và nâng cấp lên quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2010. Trải qua 50 năm hợp tác, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Argentina đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực và ngày càng phát triển mạnh mẽ. 

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Argentina sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển và mang lại nhiều tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Với tình hình tội phạm có xu hướng xuyên biên giới, xuyên quốc gia và mở rộng trên không gian mạng như hiện nay, việc hoàn thiện khung pháp lý tư pháp hình sự bao gồm ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với Argentina cũng như với các nước khác là một yêu cầu khách quan. 

Đây là cơ sở pháp lý trực tiếp, đầy đủ, quan trọng để các cơ quan thực thi pháp luật hai nước, phối hợp điều tra, thu thập chứng cứ, tiến hành các hoạt động tố tụng nhằm giải quyết toàn diện các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mỗi nước./.