• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có ranh giới và cách thức quản lý vũ khí

(Chinhphu.vn) - Phát biểu về vấn đề quản lý vũ khí, vật liệu nổ, theo Chủ tịch nước, phải có nền nếp quản lý, phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng, sử dụng dao không đúng mục tiêu, mục đích.

24/05/2024 17:37
Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có ranh giới và cách thức quản lý vũ khí- Ảnh 1.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại tổ Quốc hội - Ảnh: VGP/ĐH

Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ. 

Chủ tịch nước Tô Lâm cũng phát biểu về vấn đề này. Ông cho rằng: "Xã hội chúng ta an toàn, không có súng, vũ khí, những công cụ đe dọa, mất an toàn, an ninh cho bất kỳ người dân nào. Và đó là tiến bộ rất lớn của chúng ta”.

Ông Tô Lâm cho hay nhiều lãnh đạo các nước sang đây đều thấy xã hội Việt Nam an toàn. Khách nước ngoài, lãnh đạo nước ngoài có thể đi bất kỳ đâu, khách du lịch đi đêm đi ngày không bị đe dọa gì cả, không có khủng bố hay bị đe dọa.

“Có lúc cũng hình thành băng này, nhóm kia đe dọa lẫn nhau, sử dụng dao làm công cụ. Dao là vũ khí chưa đưa vào danh mục quản lý. Trong báo cáo đã nói rất rõ, phần lớn các vụ đâm chém chủ yếu dùng dao, trong khi chúng ta chưa đưa vào những thiết chế quản lý theo luật nên việc xử lý rất khó”, Chủ tịch nước Tô Lâm nói.

Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng: "Có ý kiến cho là dao có ý nghĩa phục vụ đời sống dân sinh, phục vụ các hoạt động thường ngày. Nhưng có trường hợp đi cả hàng chục người, lại có dao, mã tấu để trong cốp xe... thì không thể là phục vụ sản xuất được".

Theo Chủ tịch nước, cần phải có ranh giới và cách thức quản lý.

Xuất phát từ nguyên lý “mọi người dân không thể bị đe dọa bởi bất kể một cái áp lực nào, sức mạnh nào”, Chủ tịch nước Tô Lâm phân tích: Trước đây có tập tục, nhiều thanh niên đồng bào dân tộc muốn thể hiện sức mạnh là phải có súng, cung tên, giáo mác… Giờ xã hội hòa bình rồi thì cần xử lý dần những chuyện đó.

“Dao sát thương rất lớn. Kể cả dao thái, dao ăn… cũng có thể làm chết người được”, ông nói và khẳng định phải có nền nếp quản lý, phải đưa dao vào quản lý để tránh lợi dụng, sử dụng dao không đúng mục tiêu, mục đích.

Nhắc lại mục tiêu xây dựng xã hội lành mạnh, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, phải quy định trong luật pháp và công khai để mọi người đồng tình và “phải làm”.

“Quá trình làm chúng ta tiếp tục tổng kết. Cái gì còn sơ hở, chưa đáp ứng được tiếp tục hoàn thiện. Chúng tôi nghĩ đây là bước hoàn thiện rất tốt”. Chủ tịch nước Tô Lâm nói.

Hải Liên