• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chú trọng bảo vệ môi trường làng nghề

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường làng nghề.

25/07/2014 17:00
Ảnh minh họa

Theo dự thảo, làng nghề là cộng đồng dân cư có các hộ, cơ sở nghề thủ công truyền thống chiếm 30% trở lên trên tổng số hộ của một cụm dân cư cấp thôn, xóm, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc trên địa bàn một phường, xã, thị trấn được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã liệt kê Danh mục nghề truyền thống khuyến khích phát triển bao gồm các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hoặc đồ gia dụng; nuôi, trồng sinh vật cảnh; chế biến, bảo quản thủ công nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản làm thực phẩm có quy mô không quá 10 lao động và tỷ lệ cơ khí hóa dưới 30%. Đây có thể là các cơ sở đan mây, tre, trúc, giang, đan lờ lợp, cần xé, đan bội, lục bình, se trân, đan mê bồ; thêu, ren, đan, móc; thảm sợi xơ dừa, chỉ xơ dừa; gạch ngói truyền thống, gốm sứ, lợn đất, lò đất, đúc lu; sản xuất đậu, bún, bánh, miến các loại; sản xuất mía đường, làm cốm…

Theo dự thảo, các làng nghề đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường, cơ sở nghề thủ công truyền thống thuộc Danh mục nghề khuyến khích phát triển sẽ được hưởng chính sách ưu đãi. Cụ thể là ưu tiên phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan; giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong các hoạt động thương mại, du lịch; đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp xã.

Bên cạnh đó, các làng nghề này sẽ được ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng về môi trường như Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường ngành và Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương.

Các làng nghề nói trên cũng sẽ được được ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan; triển khai, tiếp nhận các mô hình xử lý chất thải từ các dự án quốc tế, các nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách nhà nước.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất trách nhiệm cụ thể của UBND các cấp và các Bộ ngành liên quan trong việc bảo vệ môi trường làng nghề.

Cụ thể, UBND cấp xã có trách nhiệm kiến nghị cơ quan có thẩm quyền không cho phép thành lập mới các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trong khu vực dân cư; đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề, trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Bên cạnh đó, UBND xã có trách nhiệm huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để đầu tư, xây dựng, vận hành, duy tu và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ, việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ quy định.

Ngoài ra, UBND xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; khuyến khích các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải…

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu về bảo vệ môi trường làng nghề trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó có điều kiện về bảo vệ môi trường khi xem xét công nhận làng nghề.

Bộ cũng có trách nhiệm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho các loại hình làng nghề thuộc Danh mục nghề khuyến khích phát triển; hướng dẫn xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động của các loại hình làng nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích phát triển; ban hành tiêu chí làng nghề xanh; công bố danh sách làng nghề nghề xanh, làng nghề được công nhận đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc; quy định hoạt động của Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường tại làng nghề.

Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc Danh mục nghề khuyến khích phát triển, các làng nghề được công nhận.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Hoài Văn