• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá

(Chinhphu.vn) - Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cả nước cần phát huy hơn nữa vai trò lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp “Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”.

22/12/2022 17:23
Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá  - Ảnh 1.

Tổng kết công tác VHTTDL năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Ảnh: VGP/Đình Nam

Sáng 22/12, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Các đồng chí đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL)… Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Các nhiệm vụ phát triển của ngành VHTTDL bảo đảm tiến độ, chất lượng

Vượt qua một năm với nhiều biến động cả tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là dịch COVID-19 kéo dài khiến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch bị ngừng trệ, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã nỗ lực đạt được thành quả nhất định, các nhiệm vụ phát triển của ngành bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đây cũng là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao, du lịch theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng khẳng định, năm 2022, ngành VHTTDL đã để lại nhiều dấu ấn, kết quả tích cực. Chưa bao giờ, những kết quả của ngành VHTTDL  được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện như thời điểm này.

Báo cáo tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Bộ VHTT&DL cũng chỉ rõ, bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chủ đề công tác năm 2022 của ngành: "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ". Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dần sôi động trở lại, nhiều giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp, gương người tốt, việc tốt tiếp tục được nhân rộng, phát huy. Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp SEA Games 31 do Việt Nam đăng cai được tổ chức thành công hết sức tốt đẹp. Đoàn thể thao Việt Nam đã thi đấu với tinh thần quyết tâm cao nhất, đạt thành tích ghi dấu ấn lịch sử. Hoạt động du lịch phục hồi nhanh chóng, là một trong những điểm sáng, đóng góp tích cực cho sự phục hồi và phát triền kinh tế - xã hội của đất nước sau đại dịch.

Điểm nhấn nổi bật trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế năm 2022 là, Bộ VHTT&DL đã tham mưu Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 02 dự án Luật, phối hợp trình 01 dự án Luật, gồm: Luật Điện ảnh (Luật số 05/2022/QH15 ngày 15/06/2022); Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) (Luật số 13/2022/QH15 ngày 14/11/2022); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 07/2022/QH15 ngày 16/6/2022).

Đối với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phong trào"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", Bộ VHTT&DL hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ cưới, lễ tang; Xây dựng nghị định quy định về khung tiêu chuẩn, quy trình xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, xã, phường, thị trấn tiêu biểu…

Lĩnh vực thể dục, thể thao, Bộ VHTT&DL trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với việc tổ chức Đại hội TDTT các cấp và toàn quốc, các hoạt động, giải thể thao sau thời gian dài trì hoãn để phòng dịch COVID-19 đã được tỉnh/thành phố tổ chức trở lại.

Hoạt động văn hóa, gia đình tại các địa phương, sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật sôi nổi, phục vụ các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật nhân dân trong điều kiện cả nước bước vào giai đoạn bình thường mới, đặc biệt là trong các dịp lễ, kỷ niệm lớn của đất nước.

Hoạt động du lịch tại các địa phương, sau hơn hai năm ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đều tăng trưởng bứt phá cả về tổng lượng khách và tổng doanh thu từ hoạt động du lịch. Tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 101,3 triệu lượt; tổng thu từ du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng.

Đổi mới từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa"

Tuy nhiên, theo Bộ VHTT&DL công tác chỉ đạo điểu hành cần rút ra những bài học kinh nghiệm:

Một là, tiếp tục quán triệt, đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa", triển khai nhiệm vụ với tinh thần chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, những việc còn vướng mắc phải bố trí lãnh đạo, công chức bám sát, giải quyết triệt để.

Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành, giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, có sản phẩm đầu ra làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức, viên chức.

Ba là, trong công tác tham mưu cần nắm chắc quy định, tình hình và yêu cầu thực tiễn để tham mưu "đúng" và "trúng" cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo tháo gỡ những "nút thắt" "điểm nghẽn" về cơ chế chính sách, nguồn lực phát triển văn hoá.

Bốn là, tiếp tục phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đến kết quả cuối cùng.

Năm là, đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ, giữa Bộ và các đơn vị của Bộ với các Sở.

Sáu là, xây dựng môi trường làm việc, văn hóa ứng xử, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, khơi dậy khát vọng cống hiến của các cán bộ, công chức, viên chức.

Bước sang năm 2023, là năm bản lề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các loại dịch bệnh; chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, ngành VHTTDL cả nước cần phát huy hơn nữa vai trò lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp "Chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới", tiếp tục triển khai hiệu quả 06 nhóm nhiệm vụ và 04 nhóm giải pháp xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt là "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đã đề ra.

Cụ thể, ngành VHTTDL tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền; ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống thiết chế văn hóa đi đôi với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 650.000 tỷ đồng; tập trung làm mới các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…

* Tại Hội nghị Tổng kết công tác VHTTDL năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trang trọng trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Bộ VHTT&DL và cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng.

Diệp Anh