• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chưa chấp nhận các loại tiền ảo tại Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ cũng như là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

22/09/2020 17:50

Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Nghiêm Thanh Sơn trao đổi tại Họp báo. Ảnh:VGP.

Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết thông tin trên về vấn đề tiền ảo tại cuộc họp báo của NHNN ngày 22/9.

Ông Sơn phân tích, trên thực tế vẫn còn có doanh nghiệp thực hiện huy động vốn bằng tiền ảo thời gian qua. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

NHNN khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại tiền ảo.

Đại diện NHNN cho hay, từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án và tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện khung khổ pháp lý trong vấn đề tiền ảo, tiền mã hóa. Sau đó, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đề án, trình Chính phủ. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nghiên cứu và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong số đó, bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).

Trước đó, NHNN cũng nhấn mạnh, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng (TCTD) không được phép sử dụng các loại tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Bộ Tài chính cũng vừa có quyết định thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Liên quan tới các hoạt động khác trong lĩnh vực thanh toán, ông Nghiêm Thanh Sơn cho biết, trong Quý III năm 2020, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã cùng với các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) với những sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích cùng nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ thiết thực đã tạo thuận lợi và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn các dịch vụ TTKDTM, góp phần hạn chế tiếp xúc, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19 vừa qua.

Về khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán, NHNN đang tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ mới, hiện đại như: trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về TTKDTM; Chính phủ về Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành và đăng tải lấy ý kiến rộng rãi trên trang thông tin điện tử của Chính phủ và NHNN); xây dựng các đề án TTKDTM…

Trong 7 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống Thanh toán Điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) đạt 82,2 triệu món, giá trị đạt 59,1 triệu tỷ đồng (tăng 13,61% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019). Hệ thống chuyển mạch bù trừ các giao dịch bán lẻ đạt 606,3 triệu món và đạt 4,9 triệu tỷ đồng (tăng 74,07% về số lượng và tăng 106,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ đạt gần 205,6 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 475,9 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 29,7% và 15,8% so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng (tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng (tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

Thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, đến cuối tháng 7 năm 2020, số lượng thẻ đang lưu hành đạt mức 107,7 triệu thẻ (tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2019). Để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, an ninh, độ an toàn và tăng thêm tiện ích sử dụng thẻ, NHNN đã và đang đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ Kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam; dự kiến đến cuối năm 2021, sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa.

Lãnh đạo Vụ Thanh toán (NHNN) cũng cho hay, thanh toán dịch vụ công tiếp tục được triển khai rộng rãi. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang tích cực triển khai kết nối thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương. Trong tháng 9/2020, Napas đã hoàn thành kết nối tới Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó hoàn thành tích hợp 2 dịch vụ công đầu tiên là nộp thuế phí trước bạ ô tô xe máy và (nộp Bảo hiểm xã hội (chiếm trên 50% nhu cầu thanh toán dịch vụ công hiện tại) và tiếp tục mở rộng ra các dịch vụ khác trong thời gian tới.

Ngoài ra, các TCTD tiếp tục triển khai nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do COVID-19...

Anh Minh