• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chưa có căn cứ kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải

(Chinhphu.vn) – Sáng 13/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai.

13/03/2015 09:51
Chánh án Trương Hòa Bình trả lời chất vấn. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Mở đầu phần chất vấn, các đại biểu đã tập trung chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Trương Hòa Bình về một số vụ án oan sai gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TPHCM) đã chất vấn về vụ án Hồ Duy Hải phạm tội giết người tại Long An năm 2008, bị tòa án hai cấp tuyên án tử hình gây xôn xao dư luận. Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết vụ án này đã qua hai cấp xét xử và Chủ tịch nước đã bác đơn giảm án.

Khi có chỉ đạo của Chủ tịch nước về xem xét lại kỹ lưỡng vụ án này, các cơ quan tố tụng ở Trung ương đã thành lập đoàn liên ngành vào tận trại giam, xem xét hồ sơ, chứng cứ vụ án một cách khách quan, toàn diện, áp dụng pháp luật để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trên cơ sở đó, các cơ quan liên ngành chưa phát hiện các chứng cứ làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó, chưa kháng nghị để xem xét lại vụ án này theo các thủ tục tố tụng tái thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, với tư cách là đại biểu Quốc hội đã trực tiếp tiếp công dân - mẹ bị cáo Hồ Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nói: Bản án kết tội của Tòa án chưa đủ căn cứ vững chắc. Do đó, đại biểu đã có bản kiến nghị dài 10 trang chỉ ra những vi phạm trong bản án kết tội của Tòa án với vụ án này. Trên cơ sở đó, đề nghị Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xem xét lại vụ án này hết sức thận trọng trước khi tử hình một con người.

Về vụ án tử tù Hàn Đức Long (Bắc Giang), Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết, sau khi xem xét vụ án đã xem xét kháng nghị vụ án Hàn Đức Long.

Trước câu hỏi của đại biểu về việc có hay không việc bức cung, nhục hình, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết trong quá trình điều tra cũng đã có một số trường hợp bức cung, nhục hình.

Theo ông Lê Quý Vương, nguyên nhân để xảy ra tình trạng này cũng như xảy ra oan sai trong quá trình điều tra là do một số cán bộ điều tra còn yếu về năng lực, phẩm chất trong khi một số khác lại nôn nóng, chạy theo thành tích.

Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết cần căn cứ vào vụ án và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để thực hiện việc bồi thường cho công dân bị oan sai.

Bộ Công an đã xem xét, xử lý nghiêm minh để chống hiện tượng bức cung, nhục hình. Ví dụ như đối với vụ án Ngô Thanh Kiều tại Tuy Hòa (Phú Yên), nhiều cán bộ vi phạm đã bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Về vụ tử tù Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), cơ quan điều tra đang xem xét lại vụ án này qua lời khai của ông Thành. Tuy nhiên, một trong hai đối tượng gây ra vụ án như lời tố cáo của ông Thành đã chết trong khi đối tượng còn lại đã bỏ đi khỏi địa phương từ năm 1998. Bộ Công an đã truy xét đối tượng này để cùng các cơ quan tố tụng xem xét vụ án này một cách toàn diện.

Lê Sơn