• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuẩn hóa hệ thống pháp luật góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(Cổng TTĐT Chính phủ) - Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu "đến năm 2012, hệ thống pháp luật nước ta phải đồng bộ, thống nhất, minh bạch và khả thi" đã được nêu tại Kế hoạch số 900/UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, vừa qua Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã hoàn tất tờ trình Quốc hội Đề án Tổng rà soát hệ thống pháp luật.

04/11/2008 13:15

Đối tượng rà soát là các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành từ năm 1976 đến nay; các văn bản đã được rà soát và công bố theo Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ về vấn đề hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất cho cả nước.

Mục tiêu của tổng rà soát hệ thống pháp luật là xem xét, đánh giá lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm phát hiện và công bố những văn bản hết hiệu lực; loại bỏ những văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; hệ thống hóa các văn bản đã được rà soát theo từng chủ đề, lĩnh vực; tiến tới tập hợp, sắp xếp các văn bản đã được rà soát thành bộ pháp điển theo từng lĩnh vực, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước.

Dự kiến, Tổng rà soát hệ thống pháp luật được tiế́n hành từ năm 2009 đến năm 2012 và được thực hiện từ Trung ương tới chính quyền cấp xã.

Đình Thơ