Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Tục đốt vàng mã gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời của người Việt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
![]() |
Với điều kiện kinh tế phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên, việc đốt vàng mã trong mùng một, ngày rằm và những ngày lễ trọng thường niên ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
![]() |
Không chỉ các hộ gia đình mà với các tổ chức kinh doanh đốt vàng mã với mong muốn thần linh sẽ phù hộ cho công việc kinh doanh của mình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
![]() |
Trên những tuyến đường của thành phố Hà Nội vào ngày rằm tháng 7 (dân gian vẫn thường gọi là ngày xá tội vong nhân, lễ Vu lan) rất dễ nhìn thấy nhiều gia đình hóa vàng mã ngay dưới lòng đường, trên vỉa hè mà không sử dụng phương tiện che chắn chuyên dùng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
![]() |
Nhiều gia đình hóa vàng mã nhiều đến mức lửa cháy, khói bụi, tàn tro bay khắp nơi, khiến môi trường xung quanh ngột ngạt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
![]() |
Việc đốt vàng mã tùy tiện, không đúng cách, đúng chỗ tại các đô thị không chỉ gây ra ô nhiễm khói bụi mà còn dẫn đến những hệ lụy khôn lường về cháy nổ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
![]() |
Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Theo đó, người dân đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử-văn hóa sẽ bị phạt tiền, việc rải vàng mã trong đám tang cũng sẽ bị xử phạt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |