Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
|
Một mộc bản dưới triều vua Minh Mạng. Ảnh: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước |
Năm 2007, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã làm hồ sơ trình UNESCO và ngày 30/7/2009, mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO chính thức đưa vào "Chương trình Ký ức thế giới". Ðây là di sản tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là "Di sản tư liệu thế giới”.
Kho tàng mộc bản triều Nguyễn nội dung rất phong phú, phản ánh mọi mặt xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn: - Về lịch sử: có 30 bộ sách, gồm 836 quyển; ghi chép về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn. - Về địa lý: có 2 bộ sách, gồm 20 quyển; ghi chép về địa lý đã thống nhất ở Việt Nam và ghi chép về Hoàng thành Huế. - Về chính trị - xã hội: có 5 bộ sách, gồm 16 quyển; ghi chép về sách lược của các triều đại phong kiến Việt Nam. - Về quân sự: có 5 bộ sách, gồm 151 quyển; ghi chép về việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Bình Thuận và một số nơi khác. - Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển; ghi chép về các điển chế và pháp luật triều Nguyễn. - Về tư tưởng, triết học, tôn giáo: có 13 bộ sách, gồm 22 quyển; ghi chép về phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia. - Về văn thơ: có 39 bộ, gồm 265 quyển; ghi chép thơ văn của các bậc đế vương và Nho gia nổi tiếng Việt Nam... - Về ngôn ngữ văn tự: có 14 bộ sách, gồm 50 quyển; giải nghĩa Luận ngữ bằng thơ Nôm. - Về quan hệ quốc tế: tài liệu mộc bản còn có giá trị khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp... |
Văn Ba