• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chung tay bảo tồn voi ở Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Bộ NNPTNT đang xây dựng đề án bảo tồn voi tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Nghệ An, Đồng Nai theo hướng hỗ trợ kinh tế cho người dân đang nuôi giữ đàn voi nhà, gắn chíp voi thuần hóa để tiện theo dõi, thiết lập hàng rào bảo vệ đàn voi tại khu bảo tồn, cho voi sinh sản để ngăn chặn sự suy giảm số lượng.

25/10/2012 15:53

Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, trong hơn 20 năm qua, các quần thể voi châu Á đã bị suy giảm nghiêm trọng. Theo thông tin của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) cho biết số lượng voi hoang dã năm 1995 – 2000 ước tính còn khoảng 100 – 150 cá thể phân bố ở 17 khu vực, nhưng từ năm 2006 đến nay chỉ còn khoảng 70 – 130 cá thể phân bố ở 10 khu vực.

Nguyên nhân số lượng voi rừng ở Việt Nam bị suy giảm do diện tích rừng bị phá, chuyển đổi mục  đích làm thu hẹp vùng sống của voi, con đực bị săn bắn lấy ngà, giết voi để trả thù cho những xung đột giữa voi với người và do phong tục tập quán của người Tây Nguyên bắt voi rừng thuần dưỡng thành voi nhà.

Ngay cả voi nhà cũng đang bị  suy giảm mạnh do sự khai thác quá sức voi, thiếu kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng và sinh sản cho voi. Cùng với đó là việc voi bị bán đi nơi khác để kiếm lời, bị bắn trộm để lấy ngà, lông đuôi, xương voi…

Theo Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT), nguy cơ nghiêm trọng nhất  từ những thực tế này là làm mất, suy thoái và chia cắt sinh cảnh do các hoạt động của con người và sự phát triển về nông nghiệp.

Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững những quần thể voi hoang dã và voi nhà  hiện có, đồng thời bảo tồn và khôi phục các vùng sinh cảnh nơi có quần thể voi đang sinh sống, Việt Nam đã đưa ra hành lang pháp lý bảo tồn voi tập trung vào việc ngăn chặn sự suy giảm số lượng voi, đảm bảo ít nhất ba khu vực (đặc biệt là tại Đắc Lắk) có voi sinh sống được bảo tồn, phát triển trong thế kỷ 21.

Cùng với đó là việc bảo tồn tại chỗ những quần thể voi có số lượng đàn ít, hiện đang cô lập, nhằm tạo cơ hội tối đa sống sót trong thời gian dài, giảm thiếu khả năng xung đột giữa voi với người tại những vùng có voi phân bố, tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ vùng sinh cảnh nơi có voi sinh sống, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn voi.

Đỗ Hương