• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chung tay xây dựng 'luồng xanh', 'vùng xanh' cho nông sản

(Chinhphu.vn) – Những khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có những kế hoạch cụ thể để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Cùng với đó, việc giữ vững các thị trường xuất khẩu cũng là một thách thức đặt ra với ngành này.

09/08/2021 15:36
Thứ  trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ xung quanh câu chuyện này.

Thưa Thứ trưởng, trong thống kê về kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả rất khả quan. Thứ trưởng có thể phân tích rõ hơn những nguyên nhân để đạt được kết quả này trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Có thể nói, dù dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông lâm thủy sản (NLTS) nhưng ngành nông nghiệp vẫn là 1 trong số rất ít những ngành giữ được nhịp tăng trưởng và đạt được những kết quả sản xuất rất khả quan ở hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng giá trị gia tăng lĩnh vực NLTS vân tăng 3,82%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,69%; lâm nghiệp tăng 3,98%; thủy sản tăng 4,25%.

Đạt được kết quả trên bởi ngay từ những tháng cuối năm 2020, trên cơ sở dự báo tình hình thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, thị trường trong nước và quốc tế còn nhiều diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đẩy nhanh khôi phục đàn lợn, nâng cao cao năng suất, sản lượng lương thực, thực phẩm...

Đồng thời, ngành liên tục đẩy mạnh mở cửa thị trường nông sản với các nước như: Peru, Australia,... chủ động nghiên cứu, dự báo, tận dụng lợi thế từ FTAs để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Bên cạnh đó, phối hợp với Đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu trọng tâm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc… để phân tích, đánh giá, dự báo thị trường nông sản trong và sau đại dịch COVID-19, từ đó đề ra giải pháp ứng phó kịp thời; tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước và đồng hành của các cơ quan truyền thông đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội… nên sản xuất NLTS đã đạt được kết quả tốt như vậy.

Nổi bật nhất là vụ lúa Đông Xuân vừa qua dù diện tích gieo cấy giảm nhưng nhờ năng suất đạt 68,3 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha nên sản lượng đạt trên 20,5 triệu tấn, tăng 678.000 tấn so với vụ Đông Xuân trước; sản lượng các loại trái cây chủ lực đều tăng. Bên cạnh đó, đàn bò tăng khoảng 2,3%; đàn lợn tăng 6,1%; đàn gia cầm ước tăng 4,8%; tổng sản lượng thủy - hải sản ước đạt 4,9 triệu tấn, tăng 2,2%.

Sản lượng lương thực, thực phẩm hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và phục vụ xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu NLTS 7 tháng ước 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với 7 tháng/2020.

Bộ NN&PTNT đang cập nhật tình hình cung ứng NLTS của các địa phương để đảm bảo ổn định lương thực thời gian tới - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tuy những kết quả đạt được rất khả quan nhưng do dịch bệnh chưa thể chấm dứt ngay nên mục tiêu của ngành, đặc biệt trong việc XK dự báo còn rất khó khăn. Bộ NN&PTNT chuẩn bị những giải pháp gì trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, đặc biệt tại các tỉnh/thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, ngành nông nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là trong tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp duy trì sản xuất, xuất khẩu; nếu không triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ thì dự kiến 6 tháng cuối năm 2021 nguồn cung nông sản thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu sẽ giảm mạnh..

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2021 của ngành nói chung và mục tiêu về xuất khẩu nói riêng, Bộ NN&PTNT xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như:

Về sản xuất NLTS: Phối hợp chặt chẽ với các địa phương điều chỉnh kế hoạch sản xuất NLTS phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch COVID-19 tại từng tỉnh, thành phố; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp những điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển sản xuất NTLS (nhân lực lao động gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch,... làm việc ngoài ruộng, vườn, trang trại; giống cây – con; phân bón, thức ăn chăn nuôi; nguồn vốn đầu tư... ) nhằm đảm bảo vừa chống dịch, thiên tai hiệu quả vừa không bị đứt gãy chuỗi cung ứng NLTS, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.

Về phát triển công nghiệp chế biến NLTS: Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà máy duy trì sản xuất; tăng cường năng lực chế biến, liên kết hình thành vùng sản xuất tập trung từ nguyên liệu - chế biến - thị trường. Đẩy mạnh cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm; nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ. Nâng cao năng lực chế biến, xác nhận xuất xứ và nguồn gốc sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông sản chính ngạch sang các thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc.

Đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu: Bộ tập trung phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu (XK) trọng điểm.

Cùng với đó, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh điều chỉnh phương thức kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên các sàn giao dịch điện tử; nâng cao năng lực cung ứng của hệ thống phân phối; rà soát hoạt động cung ứng hàng hóa của các thương nhân kinh doanh mặt hàng chủ lực; thiết lập điểm tập kết hàng hóa tạm thời; cùng các địa phương xác định và xây dựng “luồng xanh”, “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo việc lưu thông được thông suốt, kịp thời tiêu thụ nông sản (đặc biệt là các nông sản có sản lượng lớn, thời vụ thu hoạch, thời gian bảo quản ngắn).

Đồng thời, đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thực phẩm của người dân tại các địa phương phải áp dụng Chỉ thị 16; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy XK…; phối hợp chặt chẽ với các Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản,…

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường các giải pháp phòng, chống thiên tai hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho kinh tế, sản xuất, đời sống người dân.

Nói đến XK, hầu hết các lĩnh vực chủ chốt như gỗ, cao su, rau quả… đều có tăng trưởng trong thời gian qua nhưng với dự báo khó khăn trong sản xuất, cung ứng hiện nay thì việc đáp ứng cho XK các sản phẩm chủ lực này sẽ được tính toán như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: 7 tháng đầu năm, XK ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 24,7 tỷ USD, tăng 42,8%; xuất siêu khoảng 3,9 tỷ USD. Trong đó, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm…

Tuy nhiên, Bộ đã nhận diện được những khó khăn trong sản xuất, cung ứng nông sản, thủy sản từ nay đến cuối năm. Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều vùng nguyên liệu bị phong tỏa do giãn cách ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và thu hoạch, công suất tại các nhà máy chế biến thủy sản giảm còn 50%; lưu thông, phân phối hàng hóa vẫn khó khăn; vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất sẽ hạn chế về nguồn cung và giá vẫn cao; người dân và doanh nghiệp thiếu vốn để tái đầu tư sản xuất dẫn đến việc thiếu sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị cấp có thẩm quyền đồng thời phối hợp với các bộ ngành, địa phương triển khai các giải pháp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, bao gồm:

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương đang có dịch COVID-19, đặc biệt tại các địa phương đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 ưu tiên tiêm phòng vaccine cho 100% lực lượng công nhân các nhà máy chế biến nông sản, thủy sản, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đang thực hiện "3 tại chỗ" và các cơ sở sản xuất liên kết với nhà máy thực hiện theo chuỗi giá trị, trực tiếp sản xuất.

Để kích cầu sản xuất, động viên nông dân tiếp tục sản xuất đảm bảo kế hoạch và sản lượng lúa, giữ vững an ninh lương thực và một phần xuất khẩu, kiến nghị Chính phủ triển khai thực hiện chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực.

Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT có kế hoạch lập danh sách các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm đủ năng lực để triển khai chương trình mở rộng hạn ngạch cho vay thu mua nông sản và vật tư phục vụ nông nghiệp theo những lĩnh vực ưu tiên, nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa nông sản. Cụ thể, gia hạn các khoản vay ngắn hạn để các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị dòng tiền trả nợ, đáo hạn các khoản vay dài hạn, nới rộng hạn mức cho vay và điều chỉnh lãi suất cho vay tạm trữ.

Chính phủ hỗ trợ giá điện sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, thủy sản để tăng cường mua nông sản bảo quản sản phẩm đông lạnh.

Cảm ơn Thứ trưởng!

Đỗ Hương (thực hiện)