• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chương trình nghệ thuật tưởng niệm NSND Quách Thị Hồ

Công chúng có dịp hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ca nương tài hoa này nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của NSND Quách Thị Hồ (4/1/2001), một ca nương bậc nhất của Việt Nam thế kỷ 20.

16/01/2011 20:47
Chương trình nghệ thuật tưởng niệm NSND Quách Thị Hồ
Sáng 16/1, Trung tâm UNESCO Ca trù và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 10 năm ngày mất của NSND Quách Thị Hồ (4/1/2001). Chương trình có sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ, ca nương, gia quyến và những người yêu mến nghệ thuật ca trù và nghệ nhân Quách Thị Hồ- một ca nương bậc nhất của Việt Nam thế kỷ 20.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát ca trù, nghệ nhân Quách Thị Hồ được mẹ chỉ dạy nghệ thuật hát ca trù. Lên 6 tuổi, bà đã được theo mẹ và các dì đi hát. 8 tuổi, bà đã nổi tiếng hát hay trong giáo phường, 10 tuổi được giáo phường cho hát chính, 12 tuổi đi hát các nơi hội hè và đến năm 15 tuổi, tiếng hát của Quách Thị Hồ đã nổi tiếng khắp nơi kinh thành Thăng Long. Giọng ca của bà có một không hai, những trong nghề cho rằng bà là một trong số rất ít người đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật hát ca trù.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ở Viện Hán Nôm- một người say mê nghiên cứu ca trù- nêu bật sự thành công và độc đáo trong giọng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ: Nghệ sĩ Quách Thị Hồ là một nghệ sĩ bậc thầy, một nghệ sĩ lớn nhất trong ngành ca trù của Việt Nam thế kỷ 20. Trong tiếng hát của Quách Thị Hồ có đầy đủ các cung bậc, cái nào cũng đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật hát ca trù.

Đặc biệt, nghệ sĩ Quách Thị Hồ có một điểm mà rất ít nghệ sĩ có được, đó là bà trong cuộc sống của mình đã giao thiệp và quen thân với rất nhiều nhà văn, nhà thơ, cho nên sự cảm nhận, sự cảm thụ của bà về văn chương rất sâu sắc. Dao vậy, nhưng bài hát bà thể hiện không những thể hiện được 100% kỹ thuật trong tiếng hát của bà, mà còn có cái tình của người nghệ sĩ đối với văn nhân ở trong đó. Năm 1983 băng ca trù do nghệ nhân Quách Thị Hồ biểu diễn đã giành được giải thưởng tiết mục xuất sắc nhất tại diễn đàn Âm nhạc châu Á, tổ chức tại Bình Nhưỡng. Bà đã được Hội đồng Quốc tế Âm nhạc UNSECO trao tặng bằng danh dự với những lời trang trọng “Xin cảm ơn bà đã gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của việt Nam, một vốn quý của nhân loại”.

Năm 1988 bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Bà đã góp phần gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại. Nhờ có tiếng hát của Nghệ nhân Quách Thị Hồ mà thế giới biết đến ca trù- di sản năm 2009 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Chương trình tưởng niệm 10 năm ngày mất của Nghệ sĩ Nhân sân Quách Thị Hồ là dịp để công chúng hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ca nương tài hoa này, đồng thời thưởng thức nhiều tiết mục ca trù do các nghệ sĩ, ca nương của Trung tâm UNESCO Ca Trù, Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian thành phố Hải Phòng và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác thể hiện./.
Theo VOV