• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới

(Chinhphu.vn) - Sau khi về đích nông thôn mới, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để bắt tay ngay vào xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Đồng thời tích cực phát huy lợi thế nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao cơ sở hạ tầng để giúp sản xuất phát triển thuận lợi; góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

03/11/2024 19:35
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới- Ảnh 1.

Đường liên thôn, liên xã khang trang, sạch đẹp từ chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Quốc Oai. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Bí thư huyện Quốc Oai, năm 2018 huyện Quốc Oai được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Ngay sau đó, vừa duy trì, nâng cao những kết quả đã đạt được, Quốc Oai đã bắt tay ngay vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Tính đến nay, huyện đã có 6/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Các xã còn lại đã xây dựng kế hoạch, chủ động tổ chức triển khai các nhiệm vụ đề ra, đảm bảo nội dung, lộ trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Thời gian qua, huyện đã thường xuyên tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình và mục tiêu xây dựng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, thống nhất hành động để thực hiện, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm "dân biết, dân bàn, dân giám sát, dân thụ hưởng". Bên cạnh đó, huyện đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, đã thực hiện hơn 820 chương trình phát thanh thời sự tổng hợp, đăng tải trên 19.000 tin, bài viết, hơn 860 bản tin truyền hình trên các phương tiện thông tin, truyền thông và các văn bản chỉ đạo khác.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện đã tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ra quân tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ, xóm vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần; "Tham gia chung tay xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp và thân thiện với môi trường, đoạn đường nở hoa"; tổ chức các hoạt động "Vì người nghèo" phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" gắn với thực hiện chủ đề công tác hàng năm của huyện, phối hợp tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phát động phong trào bảo vệ môi trường và thực hiện việc xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, ra mắt 9 mô hình "Phụ nữ sống xanh - Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn", tuyên truyền nội dung 2 cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" và "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cho hơn 1.000 lượt cán bộ hội cơ sở, cấp phát hơn 3.000 tờ rơi về các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cho hội viên.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới- Ảnh 2.

Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân huyện Quốc Oai. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Là một huyện có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, chính vì vậy Quốc Oai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn để góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.

Đến nay, Quốc Oai đã quy hoạch 3 khu chăn nuôi tập trung với diện tích 104,8ha, tại 3 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa và Tân Hòa. Các xã đã có quỹ đất cho chăn nuôi, hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi với quy mô lớn, ngoài khu dân cư với quy mô chăn nuôi từ 5.000 con gia cầm trở lên. Đặc biệt chăn nuôi gà đẻ trứng mang lại thu nhập cao, ổn định cho các hộ chăn nuôi, hiện có khoảng 135 trang trại chăn gia cầm đẻ trứng, sản lượng 860 nghìn quả/ngày, các trang trại chủ yếu tiêu thụ trứng cho các thương lái và ký hợp đồng liên kết thu mua với các doanh nghiệp chế biến.

Hiện nay, chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ đã giảm, chăn nuôi quy mô lớn đã hình thành, có 198 hộ nuôi gia cầm sinh sản và gà thịt quy mô trên 1.000 con/lứa tập trung chủ yếu các xã: Hòa Thạch, Cấn Hữu, Phú Cát, Phú Mãn, Sài Sơn.

Về nuôi trồng thủy sản, Quốc Oai có tổng diện tích ao hồ chăn nuôi thủy sản chuyên canh với 490ha. Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản lúa cá; diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản lúa cá tăng đều qua các năm. Theo đó, người dân đã tích cực chuyển đổi, đưa giống cá có chất lượng, năng suất, hiệu quả kinh tế cao như cá chép, cá trắm, cá rô phi đơn tính nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh tăng cường việc xây dựng chuỗi khép kín, Quốc Oai cũng đã xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, lấy các tổ chức nông dân (Chi hội/HTX/Hội) tại các vùng chăn nuôi tập trung, các xã chăn nuôi trọng điểm, các vùng sản xuất cây ăn quả, sản xuất chè, sản xuất rau tập trung của huyện làm trọng tâm. Từ đó lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành chuỗi từ chăn nuôi, trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm.

Trong 9 tháng đầu năm, huyện đã phát triển thêm chuỗi liên kết thịt lợn, gà và sản phẩm từ gà, vịt (trứng) giữa các hộ chăn nuôi, xã Cấn Hữu và HTX Nông sản thực phẩm Thành An, xã Cộng Hòa.

Bên cạnh đó, huyện cũng hỗ trợ, hình thành 2 mô hình chuyên canh như: Mô hình 10 ha sen tại Cộng Hòa; mô hình trồng cây dược liệu, cây măng, cây ớt và cây xoài keo xuất khẩu. Đến nay, trên địa bàn huyện đang triển khai 6 mô hình trồng trọt gồm: Chuyển đổi chuyên canh nhãn chín muội xã Đại Thành; phát triển mô hình bưởi các xã vùng bãi Đáy (xã Sài Sơn, xã Yên Sơn); mô hình phát triển rau an toàn tập trung (xã Cộng Hòa và Nghĩa Hương); phát triển vùng sản xuất chè tập trung; mô hình sản xuất lúa chất lượng cao áp dụng mạ khay cấy máy; mô hình trồng hoa cây cảnh thị trấn Quốc Oai. Tổng diện tích sau chuyển đổi sang các mô hình sản xuất khoảng 820 ha. Các mô hình đều đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao, giá trị sản phẩm canh tác trên đất nông nghiệp được cải thiện rõ rệt đối với trồng trọt tăng từ 120-140 triệu đồng/ha lên 300-400 triệu đồng/ha/năm.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới- Ảnh 3.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn chỉ đạo các lực lượng hỗ trợ tiểu thương chợ Phủ di dời sang chợ tạm. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Đặc biệt, Quốc Oai cũng rất chú trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Điển hình như mô hình kinh tế trang trại. Hiện nay huyện có tổng số 152 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm; tăng thu nhập cho nông dân. Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với phân công lại lao động, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn.

Mới đây, để bảo đảm hạ tầng thương mại nông thôn, UBND huyện Quốc Oai đã hỗ trợ các tiểu thương, hộ kinh doanh tại chợ Phủ di chuyển sang chợ tạm thuận tiện, an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn, chợ Phủ Quốc Oai có tổng diện tích 7.472m2; có 418 gian hàng dựng cột bê tông, kèo sắt, mái lợp tôn, 20 gian ki ốt, 2 nhà trông giữ xe đạp, xe máy diện tích 970m2; nhà Ban Quản lý chợ diện tích 40m2. Trong nhiều năm qua, chợ Phủ chưa được đầu tư xây dựng, chỉ thực hiện cải tạo, sửa chữa. Theo đó, đến nay, các công trình hạ tầng kỹ thuật đã xuống cấp không bảo đảm yêu cầu phục vụ đối với các hoạt động kinh doanh. Nhất là các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn không bảo đảm, nguy cơ cháy, nổ cao, mất an toàn đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

Để phục vụ nhu cầu của người dân, huyện Quốc Oai đã lập dự án cải tạo, nâng cấp chợ Phủ. Dự kiến, huyện khởi công dự án trong quý IV-2024. Dự án có tổng mức đầu tư là 64,7 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai làm chủ đầu tư. Quy mô đầu tư xây dựng chợ Phủ trong khuôn viên hiện trạng của chợ, với diện tích khoảng 7.709m2… Chợ được thiết kế gồm 335 gian hàng và 80 điểm kinh doanh ngoài trời, hoàn thành và đưa vào sử dụng quý IV-2026.

Thiện Tâm