• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyển đổi mô hình sản xuất để ứng phó với thiên tai

(Chinhphu.vn) - Chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn cá đồng cho vụ mùa 2017, phát động gây quỹ ủng hộ người dân bị hạn hán… là các giải pháp của nhiều địa phương vùng ĐBSCL nhằm khắc phục hậu quả của đợt hạn, mặn và ứng phó với thiên tai sau này.

02/06/2016 15:05
Trồng màu trên ruộng cho thu nhập cao hơn trồng độc canh cây lúa. Ảnh minh họa
Tiền Giang chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp

Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, vùng ngọt hóa Gò Công của tỉnh Tiền Giang, gồm các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thị xã Gò Công đang thực hiện các giải pháp chuyển đổi sản xuất phù hợp, bền vững, thay vì chỉ trông cậy vào trồng lúa như hiện nay.

Chẳng hạn, huyện Gò Công Đông đã đưa cây màu xuống chân ruộng ở những địa bàn khó khăn về nguồn nước, thường xuyên bị hạn mặn; mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng những mô hình làm ăn kinh tế trong nông hộ theo kiểu VAC, VACR…

Những vùng ven biển như Tân Thành, Tân Điền, Tăng Hòa… còn mở mang chăn nuôi bò, dê, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.

Hiện, diện tích màu trồng trên ruộng đều cho thu nhập cao hơn trồng độc canh cây lúa từ 20-30 triệu đồng/ha/năm.

Còn huyện Gò Công Tây, nơi có diện tích đất canh tác khoảng 15.000 ha, cũng đã xây dựng lộ trình chuyển đổi sản xuất một cách phù hợp theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây trồng thích hợp khác. Đồng thời, xây dựng những mô hình làm ăn hiệu quả, động viên các nguồn lực chung tay thích ứng biến đổi khí hậu.

Địa phương có kế hoạch đến năm 2020 giảm diện tích trồng lúa 3 vụ chỉ còn khoảng 10.000 ha, mở rộng diện tích màu các loại lên khoảng 2.700 ha, trong đó có 400 ha màu chuyên canh, còn lại luân vụ trên nền đất lúa, diện tích còn lại trồng các loại cây ăn quả.

Cà Mau tạo nguồn cá đồng cho vụ mùa 2017

Trong tuần cuối tháng 5, đầu tháng 6, các huyện U Minh, Thới Bình và Trần Văn Thời đã thả nuôi 3,2 tấn cá đồng. Đây là nguồn cá giống của nông dân đã chuẩn bị để làm nguồn tái tạo cho vụ mùa 2017.

Các loại cá được thả nuôi là cá nước ngọt, được thả trên vùng nuôi tập trung vùng ngọt hóa và được thả nuôi trên đất sản xuất lúa, rừng.

Cá đồng ở tỉnh Cà Mau là nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp cho 1,2 triệu người trong tỉnh nhưng gần đây sản lượng cá đồng mỗi năm một giảm, từ 500.000 ha xuống chưa đầy 100.000 ha.

Thả cá giống để làm nguồn tái tạo cho vụ mùa 2017. Ảnh minh họa

* Theo thông báo từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, kể từ ngày 1/6 rừng tràm U Minh Hạ chính thức mở cửa trở lại. Như vậy sau gần 6 tháng rừng bị đóng cửa để bảo vệ rừng trước nguy cơ cháy do hạn hán nay đã trở lại hoạt động bình thường.

Đặc biệt, Vườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.500 ha cũng không còn nguy cơ cháy nên đã mở cửa trở lại và hoạt động bình thường. Các đội tình nguyện tham gia phòng chống cháy rừng với trên 500 người được giải tán. Người dân đã vào rừng sản xuất như lấy mật ong, khai thác lâm sản, trồng rừng, trồng hoa màu, cây ăn trái.

Cũng theo Chi cục Kiểm lâm, liên tục 10 ngày qua Cà Mau đã có mưa to trên diện rộng. Riêng lâm phần rừng tràm, bao gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình có mưa to, nước đã ngập chân rừng, ngập mặt ruộng.

Hiện nay, bà con đang tích cực sạ lúa, phấn đấu trong tháng 6 này sạ xong 30.000 ha lúa Hè Thu, khai thác 200 ha gỗ tràm, trồng mới 50 ha rừng tràm và cây keo lai.

Sóc Trăng phát động gây quỹ ủng hộ đồng bào bị hạn, mặn

Ngày 2/6, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ phát động gây quỹ ủng hộ đồng bào trong tỉnh bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn.

Tại buổi lễ phát động, nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài tỉnh, bà con kiều bào ở nước ngoài đã chung tay đóng góp vào quỹ với tổng số tiền hơn 7 tỉ đồng.

Hạn, mặn xâm nhập đầu năm 2016 đã gây thiệt hại cho người dân Sóc Trăng với số tiền ước tính lên tới 640 tỷ đồng.

Nhằm giúp bà con khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã có nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ cho bà con như: Nạo vét các kênh thủy lợi nội đồng, gia cố hệ thống cống, đập, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, hỗ trợ vốn sản xuất và dụng cụ chứa nước cho hộ gia đình… với tổng kinh phí hơn 177 tỷ đồng; trong đó vốn do nhân dân đóng góp và vận động hỗ trợ hơn 21 tỷ đồng.

Thực hiện việc hỗ trợ thiên tai, tỉnh đã rà soát, thống kê hộ thiệt hại và mức đột hiệt hại, qua đó đề xuất Trung ương và xuất ngân sách hỗ trợ 34 tỷ đồng cho những hộ bị thiệt hại nặng do thiên tai, hạn, mặn xâm nhập.

Việt Nam mất 15.200 tỷ đồng vì hạn, mặn

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL năm 2016 được đánh giá là nghiêm trọng nhất và chưa từng có trong lịch sử. Việc này đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của người dân và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Việt Nam.

VTV dẫn thống kê của Bộ KH&ĐT: Tính đến hết tháng 5, hạn hán và xâm nhập mặn đã gây thiệt hại 15.200 tỷ đồng. Gần 300.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. 250.000 ha lúa, 150.000 ha cây công nghiệp, gần 50.000 ha hoa màu và cây ăn quả đã bị thiệt hại.

Anh Kiên (tổng hợp)