• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyển đổi số: Chìa khóa giúp Khánh Hòa phát triển đột phá

(Chinhphu.vn) - Việc triển khai chính quyền số của Khánh Hòa được thực hiện theo 3 trục tam giác (hạ tầng, dữ liệu và ứng dụng thông minh) và 6 trụ cột phát triển chuyển đổi số.

03/10/2024 16:03
Chuyển đổi số: Chìa khóa giúp Khánh Hòa phát triển đột phá- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Báo Khánh Hòa

Ngày 3/10, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn "Chuyển đổi số - Bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Khánh Hòa".

Dự diễn đàn có khoảng 250 đại biểu là lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Chuyển đổi số quốc gia, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; các chuyên gia, nhà nghiên cứu về chuyển đổi số, lãnh đạo các tỉnh, thành.

Ngày 19/10/2021, Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh, trong đó xác định 3 mục tiêu phát triển là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đến năm 2030, tỉnh xác định hoàn thành cơ bản chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh; Khánh Hòa nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu về chuyển đổi số.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Khánh Hòa, các hệ thống chuyển đổi số đã triển khai ở tỉnh gồm: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; hệ thống thông tin Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh đã kết nối, tích hợp với 11 hệ thống thông tin của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

Việc triển khai chính quyền số - điện tử thương mại của Khánh Hòa cũng được thực hiện theo 3 trục tam giác (hạ tầng, dữ liệu và ứng dụng thông minh) và 6 trụ cột phát triển chuyển đổi số: Kinh tế thông minh, giao thông thông minh, công dân thông minh, quản trị thông minh, đô thị/môi trường thông minh và đời sống thông minh.

Tại Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, qua hơn 3 năm (từ năm 2021 đến nay), việc triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có một số kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, nhận thức của cán bộ các cấp được nâng cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được áp dụng rộng rãi; cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh cung cấp cho người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân đã gợi mở 5 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số tỉnh cần đẩy mạnh đó là các chính sách phát triển hạ tầng số và quản trị dữ liệu; các chính sách, giải pháp phát triển chuyển đổi số cho doanh nghiệp; các chính sách hỗ trợ phát triển công dân số, xã hội số, ứng dụng định danh và xác thực VNeID nhằm thúc đẩy giao tiếp trên môi trường điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công trực tuyến và đảm bảo tính minh bạch, an toàn cho các giao dịch; các chính sách về an toàn thông tin mạng cũng như chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên một số lĩnh vực.

Ông Vũ Ngọc Dương, Phó Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Cục viễn thông, Bộ thông tin và Truyền thông chia sẻ Việt Nam dự kiến sẽ có nền kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Do đó, việc chuyển đổi số là một nội dung quan trọng với vai trò của không gian mạng và hạ tầng số cần được đặt lên hàng đầu. Để làm được điều này, việc triển khai mô hình gắn kết "3 nhà": Nhà nước, nhà mạng, nhà ứng dụng cần được quan tâm và thực hiện đầy đủ.

Là một trong những tỉnh thành đi đầu chuyển đổi số trong cả nước, đại diện tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, cho biết chính quyền số của tỉnh dựa trên 4 nền tảng chung: Nền tảng xác thực, nền tảng làm việc số, nền tảng báo cáo số, nền tảng bản đồ số. 

Điểm nổi bật khác của chuyển đổi số ở tỉnh là dịch vụ đô thị thông minh - nơi kết nối giữa chính quyền và người dân, với 1 triệu tài khoản đăng ký, trên 20 dịch vụ đô thị thông minh được người dân sử dụng. 

Tuy nhiên, để làm được điều này, tỉnh cần phải bảo đảm hệ thống định danh tốt; dữ liệu số phải được xử lý bằng quy trình số; công bố kết quả từ quy trình số.

Tại diễn đàn, đại diện các Bộ ngành, địa phương cũng đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững, các giải pháp công nghệ cho chuyển đổi số dành cho tỉnh; tiếp nhận chia sẻ từ các đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số, các giải pháp chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…

Minh Trang