• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh"

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

(Chinhphu.vn) - Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và đây là xu hướng tất yếu để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại.

25/06/2022 08:59
Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại - Ảnh 1.

Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) gặt hái nhiều thành công nhờ chuyển đổi số - Ảnh: VGP/TN

Gặt hái nhiều thành công từ chuyển đổi số

Là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số của Hà Nội, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đã gặt hái được thành công trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 

Ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc HTX cho biết, từ năm 2016, HTX đã tìm hiểu và thực hiện chuyển đổi số trong 2 lĩnh vực là ứng dụng trạm cảnh báo thời tiết iMetos và cụm công nghệ eGap.

Trạm cảnh báo thời tiết iMetos giúp nông dân quản lý, giám sát sản xuất, điều chỉnh kế hoạch xuống giống, quy trình chăm sóc rau kịp thời khi thời tiết biến động. Trong khi đó, công nghệ số eGap giúp HTX thực hiện việc truy xuất nguồn gốc điện tử cho từng hộ trồng rau, từng thửa ruộng rau. Từ thành công này, rau của Chúc Sơn đã vào được các kênh phân phối uy tín với giá bán rau ổn định hơn nhiều so với bán rau ở chợ thông thường.

Năm 2021, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn tiếp tục thí điểm hoàn thiện quy trình chuyển đổi số đồng bộ trong sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng ra thị trường, kết nối tiêu thụ trên 2 sàn thương mại điện tử Kinhpeec/vn và Cadosa.vn có xác nhận chất lượng eGap trên tem nhãn sản phẩm. Đến nay, HTX đã số hóa được 15 sản phẩm rau.

Mới đây, 50 hộ nông dân, tổ hợp tác trên địa bàn huyện Đông Anh đã bắt tay đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Nông dân được hướng dẫn từ cách tạo tài khoản, tạo kho hàng, đăng sản phẩm lên để bán, cách mô tả sản phẩm đến kinh nghiệm chốt đơn, xác định đơn hàng, chăm sóc khách hàng đối với các đơn hoàn thành.

Bên cạnh đó là các thông tin hỗ trợ hướng dẫn cách thức chăn nuôi, trồng trọt, tiếp cận với nguồn thông tin về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu… để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và bán được ra thị trường.

Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hà Nội Phạm Hải Hoa cho biết, năm 2022, Hội Nông dân Thành phố phối hợp với Bưu điện Hà Nội rà soát, thu thập thông tin của tối thiểu của hơn 165 nghìn hộ sản xuất nông nghiệp cập nhật lên giới thiệu, bán sản phẩm nông sản trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn và Agri-postmart.vn.

Theo đó, các hộ nông dân sản xuất giỏi, tổ hợp tác, hợp tác xã tiêu biểu với những loại nông sản an toàn, chất lượng, có giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, các sản phẩm OCOP sẽ được ưu tiên lựa chọn tham gia sàn thương mại điện tử trước.

"Mỗi nông hộ, mỗi hợp tác xã, tổ hợp tác đều có thể mở được một gian hàng số. Tham gia bán nông sản trên sàn thương mại điện tử Postmart/Agri-postmart.vn, nông dân sẽ giảm được chi phí trung gian, giảm chi phí thuê kho, không phụ thuộc thương lái, nâng cao giá trị nông sản", bà Hoa cho hay.

Tăng tỉ trọng nông nghiệp công nghệ số

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, và triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân tham gia tiến trình này.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin chương trình chuyển đổi số TP. Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định đối với lĩnh vực nông nghiệp, sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Theo đó, Hà Nội sẽ tập trung phát triển ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý; giám sát nguồn gốc chuỗi cung ứng sản phẩm nhanh chóng, chính xác, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm…

Hiện tại, Hà Nội đang phối hợp với các đơn vị tư vấn, cơ quan chức năng xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong nông nghiệp; đồng thời liên kết với doanh nghiệp chuyển đổi số, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao trên cơ sở minh bạch thông tin mã số vùng trồng, nguồn gốc sản phẩm bằng công nghệ.

Cũng theo ông Chu Phú Mỹ, nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi tính chuyên nghiệp, tư duy hợp tác, năng lực tiếp cận khoa học công nghệ nhưng đây lại là hạn chế của những người nông dân vốn vẫn gắn bó với phương thức sản xuất truyền thống. 

Do vậy, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, Thành phố sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ người nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, người nông dân cần thay đổi tư duy, chủ động vào cuộc thì mới làm chủ được công nghệ số, đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại.

Thành Nam