• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyên gia đường thủy nói về ‘siêu’ dự án dọc sông Hồng

(Chinhphu.vn) - Liên quan đến siêu dự án hơn 1 tỷ USD chạy dọc sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình), nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sông ngòi, vận tải thủy nội địa tiếp tục lên tiếng.

10/05/2016 09:27
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường thủy nội địa cho rằng siêu dự án hơn 1 tỷ USD chạy dọc sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện không thực tế. Ảnh minh họa
Ông Phạm Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường thủy nội địa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng, dự án này không thực tế.

Ông nhìn nhận như thế nào về dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện của Công ty Xuân Thiện vừa được Bộ KH&ĐT trình Chính phủ?

Ông Phạm Minh Nghĩa: Thực tế, sông Hồng đoạn Việt Trì-Lào Cai trong vòng 25 năm qua đã có đến 4-5 lần lập dự án cải tạo, nâng cấp, nhưng chưa thành công. Bởi, phát triển vận tải thủy phải hài hòa với bảo đảm lợi ích của du lịch, nông nghiệp, sinh thái môi trường.

Liên quan đến dự án này, ngày 9/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT. Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.

Từ năm 1992, đã có dự án cải tạo đoạn Việt Trì-Lào Cai do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ.

Năm 2000-2002, Bộ GTVT đã cho phép Cục Đường thủy nội địa nghiên cứu lập dự án, nhưng rồi lại phải tạm dừng.

Đến giai đoạn 2008-2009, dự án tiếp tục khởi động lại, đoạn sông này cũng đã được duyệt vào quy hoạch của ngành thủy nội địa, đã có dự án được phê duyệt ở những cấp độ nhất định.

ADB cũng sẵn sàng cấp vốn ODA khoảng 100 triệu USD để cải tạo đoạn sông này, bảo đảm cho tàu thuyền đi lại.

Tuy nhiên, dự án đến nay đều chưa làm được vì nhiều lý do, trong đó có việc gây tác động tới hệ sinh thái, môi trường trên lưu vực sông Hồng.

Theo ông, việc làm thủy điện trên sông Hồng có khả thi?

Ông Phạm Minh Nghĩa: Đoạn Yên Bái-Lào Cai nước sông rất thấp, đặc biệt về mùa cạn, muốn tàu vận tải lưu thông được thì buộc phải làm đập dâng.

Nhưng, từ trước tới nay, chưa có ai dám đặt vấn đề làm thủy điện trên sông Hồng. Bởi độ chênh mực nước không nhiều. Về mùa lũ, mực nước cao nhất từ Lào Cai xuống đến Việt Trì chỉ chênh nhau 50 m nước, nếu xây dựng 6 đập như dự án của Công ty Xuân Thiện thì không khả thi, vì nâng nước trên mức này thì sẽ gây lở, tác động xấu đến lưu vực hai bên bờ sông.

Rõ ràng, ý tưởng xây dựng đến 6 đập dâng nước trên đoạn sông chưa tới 300 km, tức chưa đến 50 km xây dựng một đập là không thực tế. Trước đây đã có ý kiến xây dựng 4 đập dâng để tích nước nhưng không được chấp nhận.

Mặt khác, dự án đưa ra mức bán điện ban đầu là 1.900 đồng/kWh điện, tiếp theo đó sẽ tăng lên 2.970-3.560 đồng/kWh điện, trong khi EVN đang bán điện với giá thấp hơn rất nhiều. Như vậy kế hoạch hoàn vốn dựa vào bán điện là không khả thi.  

Còn phương án thu phí luồng lạch để hoàn vốn, thưa ông?

Ông Phạm Minh Nghĩa: Đối với vận tải thủy nội địa, dự án cũng “vẽ” ra 2 nhánh từ Quảng Ninh và Hải Phòng về Hà Nội, nhưng hiện hai nhánh này tàu bè hoạt động rất tập nập, tàu tải trọng 1.000 tấn đã chạy từ Hải Phòng, Quảng Ninh lên đến Việt Trì rồi.

Chưa kể, dự án cũng tính toán đến việc thu phí của tàu chạy tuyến Việt Trì-Lào Cai sau nạo vét. Cụ thể, mức thu phí luồng tuyến đoạn Việt Trì-Yên Bái là 10.000-15.000 đồng/tấn; mức thu phí đoạn Yên Bái-Lào Cai 40.000-45.000 đồng/tấn.

Hiện, một chiếc sà lan 200 tấn chạy từ Việt Trì-Lào Cai và ngược lại ít nhất mất 24 triệu đồng tiền phí luồng lạch. Trong khi cước vận tải đường thủy nội địa là 415 đồng/tấn/km. Một chiếc sà lan chở 200 tấn hàng chạy Việt Trì-Lào Cai và ngược lại thu được 24 triệu đồng tiền cước vận tải thì cũng mất tương đương tiền phí luồng lạch.

Mặt khác, dự án xây dựng 6 âu tàu trên tuyến này. Một chiếc tàu thủy chạy từ Hà Nội đến Lào Cai phải qua 6 âu tàu, thời gian đi qua mỗi âu hết 40-45 phút, qua 6 âu tàu mất đến 5-6 giờ.

Nhìn vào dự án này có thể thấy, phương án hoàn vốn của doanh nghiệp là không thực tế, không khả thi.

Trân trọng cảm ơn ông!

Phan Trang (thực hiện)