• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trao đổi về triết lí phát triển

(Chinhphu.vn) - Phóng viên Báo điện tử Chính phủ có cuộc trao đổi với chuyên gia Nguyễn Trần Bạt về một nội dung quan trọng trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng. Đó là nhiệm vụ về quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong 5 năm tới (2016-2020). *Video cuộc trao đổi

22/09/2015 17:33
Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt. Ảnh: VGP/Phương Liên

Thưa ông, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc vị trí và tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông nhận định thế nào về quan điểm quản lý phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước ta?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Xây dựng hệ thống các quy trình quản lý là một công việc vô cùng phức tạp và là một khoa học thật sự. Vì thế nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực phát triển là công việc cần thiết của các lực lượng chuyên nghiệp của Đảng và Nhà nước. Có hai hoạt động quản lý khác nhau, đối với Đảng là quản lý chính trị, đối với Nhà nước là quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý tất cả các mặt mà bạn vừa nêu. Nhân dân cần nhìn thấy tính hợp lý, tính đúng đắn trong các hoạt động quản lý nhà nước, nhưng nhân dân cũng phải cảm thấy được chất lượng đạo đức, chất lượng lẽ phải trong khía cạnh của quản lý chính trị. Nói cho cùng, một hệ thống chính trị muốn nâng cao chất lượng của các hoạt động quản lý thì phải ý thức được hai vấn đề quản lý: Quản lý nhà nước tức là quản lý hành chính; quản lý chính trị tức là quản lý việc hình thành các hệ thống tư tưởng, các hệ thống cảm hứng xã hội.

Theo ông, các chính sách xã hội cần chú trọng thực hiện tốt những điểm gì để đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội trong từng chính sách phát triển?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Đó là một vấn đề vô cùng khó. Đối với tất cả các chính phủ đều khó, khó đối với tất cả các mức độ phát triển trên thế giới. Phúc lợi xã hội, an sinh xã hội là những cụm từ rất lãng mạn, nhưng để làm được thì cực kì vất vả bởi vì nó gắn liền với các cơ cấu của ngân sách. Nhiều khi xã hội cứ đòi hỏi mà quên mất rằng để làm được chuyện ấy thì phải có tiền và phải có người.

Người thì phải đủ tiêu chuẩn, đủ trình độ và đủ hiểu biết. Ví dụ chính sách y tế Obama Care là một vấn đề khó. Đó là một cuộc tranh cãi không ngưng nghỉ và cho đến bây giờ nó vẫn chưa được nhìn nhận một cách đồng thuận toàn diện.

Ở chúng ta cũng vậy. Chúng ta chưa đưa các vấn đề trở thành các đòi hỏi chuyên nghiệp. Nếu chúng ta có ý thức để làm chuyện ấy thì chúng ta phải ý thức sớm trước đó. Đấy là những vấn đề vô cùng phức tạp, các chính sách chỉ đúng đắn khi nó cân bằng tất cả các khía cạnh lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội. Nếu không cân bằng được lợi ích, không làm cho các nhóm xã hội khác nhau đồng thuận thì không hy vọng quản lý tốt.

Hiện nay Đảng đã có sự đổi mới mô hình tăng trưởng khi yêu cầu kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển chiều sâu. Ông bình luận thế nào về sự thay đổi này, sắp tới chúng ta cần có những bước đi như thế nào để thực hiện thành công sự đổi mới này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Cân đối giữa phát triển chiều rộng và chiều sâu là một trạng thái tự giác về sự phát triển của người Việt. Xưa nay chúng ta phát triển theo chiều rộng, tức là cái gì làm được thì chúng ta làm, cái gì chưa làm được thì chúng ta để tồn tại. Phát triển theo chiều rộng đòi hỏi chi phí thấp hơn nhiều so với phát triển theo chiều sâu, bởi vì phát triển theo chiều sâu là phải đầu tư. Khi ghép hai khái niệm này với nhau trong một lý thuyết phát triển thì có thể cần phải bàn bạc lại kỹ hơn.

Phát triển là sự cân bằng, không gian phát triển không phải là không gian ba chiều, không gian phát triển là không gian nhiều chiều, trong đó có văn hóa, kinh tế, chính trị, đạo đức… Nếu mô tả nó theo hai chiều là “rộng” và “sâu” thì nó đạt được sự hiểu biết, sự mô tả ở trạng thái đơn giản của sự phát triển. Chúng ta có thể phân bố cho các tỉnh khác nhau những quỹ phát triển khác nhau và gọi đó là phát triển theo chiều rộng. Nhưng bây giờ tỉnh này muốn giải quyết vấn đề môi trường, tỉnh kia muốn giải quyết vấn đề lao động, tức là chúng ta đã bắt đầu chú ý đến các vấn đề của sự phát triển, tức là nói đến khía cạnh phát triển theo chiều sâu. Phát triển theo chiều sâu là không khai thác những điều kiện tự nhiên một cách dễ dãi mà phải có đầu tư để nuôi trồng, cấy ghép, chăm bón những yếu tố mà chúng ta gọi là các nguồn phát triển sau này. Phát triển theo chiều sâu khó hơn. Tôi cho rằng tuy xét về mặt mô tả khoa học mà nói thì chưa đủ, nhưng tách biệt ra hai khía cạnh chiều rộng và chiều sâu cũng đủ để cho xã hội hiểu về khái niệm phát triển và sự chú ý chính trị của đảng cầm quyền về vấn đề này.

Quan điểm của Đảng luôn là đổi mới kinh tế là trọng tâm và xây dựng Đảng là then chốt, vậy theo ông thời gian tới để phù hợp với triết lý mới thì trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu Đảng cần phải đổi mới như thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi rất hay. Để duy trì quyền lãnh đạo, giữ gìn địa vị lãnh đạo của Đảng đối với xã hội thì xây dựng Đảng phải là vấn đề then chốt. Nếu không thì Đảng không thực thi nhiệm vụ của mình, không hoàn tất nghĩa vụ của mình được, tức là Đảng không giữ vững được quyền lực cũng như địa vị của mình. Xây dựng Đảng là then chốt là đúng, nhưng xây dựng như thế nào là vấn đề cần phải nghiên cứu thấu đáo. Chúng ta biết Nghị quyết Trung ương 4 là nghị quyết dũng cảm, chúng ta phải trải qua rất nhiều thời gian vật lộn với vấn đề này. Không phải chỉ có chúng ta mà hiện nay Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đang vật lộn với vấn đề chống tham nhũng. Nói rộng hơn, cả thế giới đang vật lộn với vấn đề chống tham nhũng.

Chính trị trong thời hiện đại luôn luôn bị các yếu tố xã hội khác làm tha hóa, cho nên xây dựng Đảng luôn luôn là then chốt không chỉ theo quan điểm của những người cộng sản mà theo quan điểm của tất cả các nhà chính trị có nhu cầu quản lý một cách cẩn thận và thành công cái xã hội mà họ phải quản lý. Có thể nói “Xây dựng Đảng là then chốt” là một phổ quát.

Theo ý kiến của ông, để phù hợp với việc phát triển kinh tế thì Đảng cũng cần phải đổi mới cách quản lý của mình như thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt:
Tôi nghĩ chính trị không đứng ngoài kinh tế được. Kinh tế là mặt trông thấy, là mặt đo được của toàn bộ sự quản lý phát triển, vì thế Đảng ta phải hiểu biết về kinh tế. Không thể nói các ngôn ngữ kinh tế đơn giản như cũ được nữa, không thể có các Nghị quyết đơn giản về kinh tế được nữa mà phải thật sự hiểu về kinh tế. Ví dụ xây dựng Đảng trong sạch, nhưng trong sạch không đã đủ chưa? Nếu không hiểu biết thì không quản lý nổi xã hội. Bản chất của nền kinh tế tri thức có hai mặt. Mặt thứ nhất là nó sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ làm cho năng suất lao động tăng lên, làm cho giá trị gia tăng của nền kinh tế sung mãn hơn, phong phú hơn. Tuy nhiên nền kinh tế tri thức cũng có cả mặt trái, đó là luôn có những mẹo của các lực lượng kinh tế khác nhau để vượt qua sự hiểu biết của các nhà quản lý ở mọi cấp độ. Cho nên sự hợp tác giữa các lực lượng chính trị không chỉ là tìm kiếm sự đồng thuận chính trị mà tìm kiếm cả kinh nghiệm quản lý chính trị. Trên nền tảng của quản lý chính trị chúng ta mới có thể quản lý một cách thành công nền kinh tế.

Nói về kinh tế một cách đơn giản tôi e rằng đã đến lúc hết thời hạn. Phải nghĩ về kinh tế như là chính trị. Hay nói cách khác, phải sử dụng các hiểu biết chính trị để bóc tách tất cả các khía cạnh phức tạp nhất của việc quản lý kinh tế thì mới tìm được sự cảm thông lẫn nhau giữa những nhà chính trị làm công tác Đảng với những nhà chính trị làm công tác quản lý nhà nước.

Hiện nay ở ta, tôi thấy đôi lúc có những việc không có sự cảm thông đầy đủ giữa họ, đấy là trạng thái không đúng của nền chính trị của chúng ta. Quản lý chính trị chưa thông cảm được với các khó khăn của hoạt động quản lý nhà nước, và ngược lại quản lý nhà nước chưa xem chính trị là một hoạt động quản lý. Không quản lý chính trị thì không thể quản lý tốt nền kinh tế được. Vấn đề đặt ra là phải có một sự thống nhất, sự đồng thuận khoa học về phương diện quản lý hai đối tượng là quản lý chính trị và quản lý kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Phương Liên (thực hiện)