• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyển mạnh sang trồng lúa chất lượng cao

(Chinhphu.vn) - Vụ đông xuân 2011 - 2012 này, trong khi người trồng lúa cấp thấp (IR 50404) đang đối mặt với nguy cơ tiêu thụ chậm, giá thấp thì nông dân trồng lúa chất lượng cao vui mừng vì tiêu thụ nhanh, giá tăng lên từng ngày.

24/03/2012 16:22

Tại hội nghị sơ kết vụ đông xuân 2011- 2012 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu và thu đông tới ở các tỉnh phía Nam vừa diễn ra tại Đồng Tháp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng yêu cầu phải kiểm soát diện tích giống lúa IR50404 dưới 10% diện tích vụ hè thu tới, không trồng lúa Jasmine mà đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao.

Được biết đến nay, các tỉnh phía Nam đã thu hoạch gần 550.000ha trong tổng số 1,7 triệu ha lúa đông xuân, năng suất trung bình đạt 6,5 tấn/ha. Dự kiến đến cuối tháng 4/2012 sẽ thu hoạch dứt điểm, sản lượng đạt 11,3 triệu tấn, tăng 40.000 tấn so với cùng kỳ năm 2011.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, vụ đông xuân năm nay nông dân ĐBSCL đã chọn các giống lúa lai, lúa chất lượng cao như OM 4900, OM 6162, Tài Nguyên… để gieo sạ.

Đã có rất nhiều địa phương đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như tỉnh Long An nhân rộng mô hình trồng lúa Nàng thơm Chợ Đào; tỉnh An Giang đang thực hiện chương trình xây dựng chất lượng thương hiệu gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) hơn 3 dòng lúa gạo đặc sản nổi tiếng của địa phương là Nàng Nhen Bảy Núi, gạo thơm Châu Phú và nếp Phú Tân; tại tỉnh Bạc Liêu đã thành công trong việc xây dựng mô hình trồng 18.722 ha lúa chất lượng cao với giống lúa Một bụi đỏ Hồng Dân;

Những năm gần đây, tỉnh Sóc Trămg cũng đã lai tạo thành công những dòng lúa đặc sản gạo thơm Sóc Trăng như: ST3, ST5, ST10... và đưa vào trồng trên diện tích lớn cho năng suất cao, phẩm gạo tốt được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng với giá bán trên thị trường hiện nay từ 15.000 đến 17.000 đồng/kg. Nhờ trồng thử nghiệm đạt hiệu quả cao, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch vùng lúa đặc sản tại 4 huyện là: Ngã Năm, Thành Trị, Mỹ Tú, Kế Sách phấn đấu đưa diện tích lên 50.000 ha vào năm nay và đến năm 2020 sẽ là 100.000 nghìn ha.

Theo cánh thương lái mua lúa tại các tỉnh, từ khi khởi động vụ lúa đông xuân sớm 2011 - 2012 đến nay, giá lúa chất lượng cao liên tục tăng cao.

Cụ thể, nếu như trước Tết thương lái mua lúa tươi tại ruộng của bà con nông dân huyện Tháp Mười, Đồng Tháp có giá 6.400 - 6.500 đồng/kg, thì hiện giá lúa đã tăng lên mức giá 6.700 - 6.800 đồng/kg. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu…, những địa phương đang thu hoạch lúa đông xuân sớm, giá lúa chất lượng cao được các thương lái thu mua với mức giá khá cao, từ 6.500 - 6.800 đồng/kg đối với lúa tươi; 7.300 - 7.500 đồng/kg đối với lúa khô. 
 
Không chỉ lúa chất lượng cao sốt giá, gạo nguyên liệu lẫn thành phẩm của giống lúa này cũng đang đứng ở mức giá khá cao. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ lúa lúa thường (IR 50404) cũng như giá cả của giống lúa này được thương lái thu mua với mức giá chỉ 5.400 - 5.600 đồng/kg đối với lúa khô.

 Vũ Trọng