• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

CISG giúp bảo đảm lợi ích kinh tế trong giao dịch quốc tế

(Chinhphu.vn) – Ngày 1/11, tại TPHCM, Bộ Công Thương và Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP) đã tổ chức hội thảo “Việt Nam gia nhập Công ước của Liên Hợp Quốc (Công ước Vienna 1980) về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”.

02/11/2013 15:56

hội thảo “Việt Nam gia nhập Công ước của Liên Hợp Quốc (Công ước Vienna 1980) về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” - Ảnh:VGP/Thanh Thủy

Công ước Vienna năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa của Liên Hợp Quốc (CISG) là một trong những công ước quốc tế quan trọng nhất về thương mại đa phương được áp dụng rộng rãi với 80 quốc gia thành viên tham gia, điều chỉnh khoảng 2/3 giao dịch thương mại quốc tế.

Theo TS. Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ Công Thương, CISG được nhiều thương nhân quốc tế sử dụng trong quá trình soạn thảo pháp luật về hợp đồng quốc gia. Việc gia nhập CISG sẽ giúp các DN dự báo rủi ro của hợp đồng, hạn chế tranh chấp phát sinh từ khác biệt hệ thống pháp luật và có thêm các đối tác thương mại là các thành viên của CISG.

Đa số các ý kiến của chuyên gia tại Hội thảo đều cho rằng hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, để gia nhập Công ước, Việt Nam cần đánh giá những khó khăn và thuận lợi, cơ hội và thách thức  để chuẩn bị những điều kiện đảm bảo gia nhập Công ước một cách có hiệu quả.

Hiện nay, nhiều DN của chúng ta đang rất thiếu nhận thức, hiểu biết về CISG. Theo khảo sát của Bộ Công Thương tại thời điểm 6/2013, chỉ có 25% DN Việt Nam hiểu rõ, 40% sẽ sử dụng và tìm hiểu nếu cần thiết và 35% DN không hề biết đến CISG.

ThS. Nguyễn Trung Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, 90% DN Việt Nam là DN vừa và nhỏ nên thường không có bộ phận pháp lý chuyên nghiệp. Các giao dịch hợp đồng thường dựa trên lòng tin, sơ sài, thiếu chặt chẽ về luật quốc tế nên thường yếu thế trong đàm phán hợp đồng. Trong khi đó, ngày càng có nhiều giao dịch mà Việt Nam tham gia được điều chỉnh bởi CISG, bất kể Việt Nam đã là thành viên của CISG hay chưa.

Theo GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, khi phát sinh tranh chấp, những quốc gia đã là thành viên của CISG sẽ dễ dàng và đơn giản hơn khi giải quyết các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, Việt Nam gia nhập CISG sẽ có nhiều thuận lợi và lợi ích trong quá trình giao dịch thương mại với các đối tác quốc tế.

Theo TS. Nguyễn Minh Hằng, Đại học Ngoại thương Hà Nội, hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam là tương thích với CISG. Có những điểm khác biệt nhưng không có mâu thuẫn đáng kể. Đặc biệt, CISG quy định chi tiết hơn, linh hoạt hơn và phù hợp với giao dịch quốc tế.

Cũng theo TS. Hằng, tham gia CISG sẽ giúp các DN không phải sử dụng luật của nước thứ 3, từ đó sẽ giảm chi phí và chủ động hơn trong quá trình đàm phán và đảm bảo lợi ích kinh tế của DN.

Thanh Thủy