• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ bản kiểm soát được tình trạng nhiễm melamine trong sữa và các sản phẩm sữa

(Cổng TTĐT Chính phủ) – Ngày 7/10, Bộ Y tế chính thức công bố về cơ bản đã kiểm soát được tình trạng nhiễm melamine trong sữa và các sản phẩm sữa. Đồng thời, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) tại Việt Nam đã cùng ra Tuyên bố chung về vấn đề sữa nhiễm melamine.

07/10/2008 17:40
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang - Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Không phải tất cả các loại sữa lưu hành trên thị trường Việt Nam đều nhiễm melamine
Một lần nữa Bộ Y tế khẳng định điều này và khuyến cáo người tiêu dùng không nên ngừng sử dụng hoặc "tẩy chay" sữa, dẫn đến những tác động không tốt về dinh dưỡng. Bộ Y tế cùng hai cơ quan chức năng của Liên Hợp Quốc khuyến nghị người tiêu dùng không nên quá hoang mang trước tình trạng sữa và sản phẩm sữa có melamine.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nhấn mạnh, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan đang khẩn trương lập lại sự ổn định nguồn cung cấp các sản phẩm sữa an toàn cho nhân dân. Đặc biệt, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhất là trẻ em, tất cả các sản phẩm khi phát hiện có melamine phải nhanh chóng thu hồi, kể cả những sản phẩm có melamine với hàm lượng thấp. Chủ trương này sẽ được Bộ Y tế thực hiện nhất quán cho đến khi có hướng dẫn cụ thể của quốc tế về giới hạn an toàn của melamine trong thực phẩm.
Hiện nay ngành y tế đang tăng cường thanh tra, giám sát, yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và chú trọng đạo đức kinh doanh; đồng thời định hướng cho người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm an toàn, có bao bì, nhãn mác, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ và đã được xác định không có melamine.
Việt Nam không cho sử dụng các sản phẩm có melamine
Bộ Y tế cho biết, hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, giới hạn an toàn của melamine trong thực phẩm chưa được thống nhất. Trước sự cố này, melamine không được xem như là một hóa chất được phép hiện diện trong quá trình sản xuất ban đầu hoặc trong quá trình chế biến thực phẩm.
Tiến sỹ Jean-Marc Olive - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, melamine từ trước tới nay chưa bao giờ được công nhận là một chất có trong thực phẩm hoặc có mức quy định là được bao nhiêu % trong thực phẩm. Điều này lý giải vì sao chưa có một tiêu chuẩn thống nhất trên toàn cầu đối với loại chất này. Tuy nhiên, có một số nước cho phép sử dụng melamine trong chế biến thực phẩm. Vì vậy, WHO và FAO đang nỗ lực để sớm đưa ra những hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định, Việt Nam kiên quyết không cho sử dụng các sản phẩm có melamine nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em. Khi nào có hướng dẫn thống nhất của quốc tế về melamine, Bộ Y tế sẽ xem xét lại các quy định hiện hành.
Bộ Y tế giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm sữa
Một vấn đề mà người tiêu dùng đang băn khoăn, lo lắng là kết quả sữa không nhiễm melamine mà các doanh nghiệp được công bố có thực sự đảm bảo và tin tưởng được không, cũng như cơ chế nào để giám sát hoạt động này? Thứ trưởng Cao Minh Quang nhấn mạnh, doanh nghiệp được quyền tự lấy mẫu sản phẩm của mình gửi kiểm tra theo đúng quy trình của Bộ Y tế tại 22 phòng kiểm nghiệm đủ năng lực trên toàn quốc do Bộ Y tế chỉ định; hiện nay cơ chế về quản lý ATVSTP các nước trên thế giới đều cho phép như vậy và Việt Nam không phải là ngoại lệ, nhằm tránh ách tắc các sản phẩm sữa được gửi đến kiểm nghiệm quá nhiều.
Liên quan đến việc một mẫu sữa của Công ty Anco do Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Công ty kiểm định quốc tế SGS (Thụy Sỹ) tại TP.Hồ Chí Minh kiểm nghiệm cho 2 kết quả khác nhau, bà Nguyễn Thị Khánh Trâm – Cục phó Cục ATVSTP cho biết, cho đến nay Bộ Y tế chưa nhận được kết quả kiểm nghiệm của Công ty SGS. Tuy nhiên, bà Trâm khẳng định, kết quả kiểm nghiệm của Viện Dinh dưỡng là hoàn toàn tin tưởng.
Thứ trưởng Cao Minh Quang cho biết, Bộ Y tế đã giao thẩm quyền cho Viện Dinh dưỡng là cơ quan kiểm định cao nhất. Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ định 3 trung tâm là đơn vị trọng tài thực hiện lại các xét nghiệm khi có kết quả khác nhau. Đó là Trung tâm Kiểm nghiệm ATVSTP thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 3 (TT3) và Viện Vệ sinh y tế công cộng TP Hồ Chí Minh. Trong trường hợp các doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc, khiếu nại về mẫu kiểm nghiệm tại 1 trong 3 trung tâm trên thì có thể lấy lại mẫu gửi 2 trung tâm còn lại để xét nghiệm.
Trước sự quan tâm của giới báo chí về việc đến bao giờ "cơn bão" melamine được kiểm soát, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang cho biết, trên cơ sở những mục tiêu mà Bộ Y tế đã đưa ra, như hạn chế tối đa các sản phẩm sữa có chứa melamine tới người tiêu dùng; thông tin kịp thời, trung thực đến người sử dụng các sản phẩm sữa và liên quan tới sữa có chứa melamine; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính không bị ảnh hưởng; chú ý đến lợi ích quốc gia và quan hệ thương mại quốc tế trong thời kỳ hội nhập thì chắc chắn "cơn bão" melamine sẽ kiểm soát được hoàn toàn.
Ngày 6/10, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã công bố 3 mẫu sữa mới được xác định có melamine: sữa chua có đường Hanoimilk, sữa bột gầy 2 và sữa bột whole milk 1. Như vậy, tính đến hết ngày 6/10, có 23 mẫu sữa, nguyên liệu sữa và sản phẩm từ sữa được Bộ Y tế công bố nhiễm melamine, riêng Công ty Cổ phần sữa Hanoimilk có 7 mẫu. 
Bộ Y tế đã thành lập 20 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu sản phẩm và nguyên liệu sữa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa trên toàn quốc.
 Kiều Liên