• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ chế điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu

(Chinhphu.vn) - Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo, cơ chế điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trên thị trường được thực hiện trên cơ sở giá thóc định hướng bình quân từng vụ sản xuất, nhằm góp phần bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa.

05/11/2010 14:48

Điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm lợi ích người trồng lúa - Ảnh minh họa

Trong trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường bằng hoặc cao hơn giá thóc định hướng, Nhà nước không can thiệp.

Trường hợp thấp hơn, Bộ NNPTNT sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường không thấp hơn giá thóc định hướng, đồng thời bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả.

Kịp thời bình ổn khi giá gạo trong nước biến động gia tăng vượt mức

Nghị định nêu rõ, khi giá gạo trong nước biến động gia tăng vượt mức quy định, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đưa ngay gạo dự trữ lưu thông bổ sung vào nguồn cung ứng thị trường trong nước.

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tham gia bình ổn giá và được bù đắp chi phí phát sinh.

Quý IV hàng năm, công bố nguồn thóc, gạo có thể xuất khẩu trong năm tiếp theo

Nghị định quy định, việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa; bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước...

Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, chủng loại theo mùa vụ trong năm.

Việc điều hành xuất khẩu gạo sẽ được thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm.

Minh Hùng