• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ chế hình thành, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

(Chinhphu.vn) – Cơ chế hình thành, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang được liên Bộ Công Thương – Tài chính đề xuất tại dự thảo Thông tư liên tịch quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

23/10/2014 17:24

 


Ảnh minh họa

Theo dự thảo, Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối Ngân sách Nhà nước, là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và chỉ được sử dụng để phục vụ mục tiêu bình ổn thị trường, bình ổn giá xăng, dầu trong nước theo quy định của pháp luật.

Các Thương nhân đầu mối được quyền chủ động thực hiện các phương thức kinh doanh xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; trích lập Quỹ Bình ổn giá và chỉ sử dụng Quỹ Bình ổn giá cho mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu trong nước theo quy định của pháp luật.

Quỹ Bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán riêng bằng một tài khoản mở tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối có giao dịch. Thương nhân đầu mối là chủ tài khoản, thực hiện các thủ tục liên quan để mở tài khoản, trích lập, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi từ Tài khoản Quỹ Bình ổn giá; đồng thời, có trách nhiệm công bố thông tin theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Quỹ Bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, liên tục và được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở theo quy định tại khoản 9, Điều 3, Chương I Nghị định số 83/2014/NĐ-CP là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng động cơ, các loại dầu điêzen, dầu hỏa, nhiên liệu sinh học và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madut thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá cơ sở của thương nhân đầu mối.

Dự thảo nêu rõ, trong trường hợp cần thiết Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ Bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo bằng văn bản để các Thương nhân đầu mối thực hiện.

Cơ chế sử dụng Quỹ Bình ổn giá

Theo dự thảo, các thương nhân đầu mối đã thực hiện việc trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định thì được sử dụng một lần duy nhất Quỹ bình ổn giá để thực hiện mục tiêu bình ổn giá xăng, dầu theo quy định của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Dự thảo nêu rõ: Không sử dụng Quỹ bình ổn giá để cấp vốn kinh doanh hoặc sử dụng khác mục đích của Quỹ Bình ổn giá cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu.

Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá được Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo bằng văn bản cho phép các thương nhân đầu mối sử dụng theo các phương thức: Quỹ bình ổn giá hỗ trợ không hoàn lại một phần hoặc hỗ trợ toàn bộ phần chênh lệch giá phát sinh của giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành từ 3%  trở lên khi các thương nhân đầu mối phải thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá theo chỉ đạo của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Cụ thể thương nhân đầu mối được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu trong các trường hợp như sau:

Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng vượt 3% đến 4% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán tăng trong phạm vi đến 3% và được sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với phần tăng vượt 3% đến 4%. Thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính).

Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng vượt 4% đến 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán tăng trong phạm vi đến 3% cộng thêm 50% của mức chênh lệch giá tính từ tỷ lệ giá cơ sở tăng vượt 3% đến tỷ lệ tăng thực tế trong phạm vi tăng vượt từ 3% đến 7%; 50% còn lại được bù đắp từ Quỹ Bình ổn giá. Thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính).

Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán như trên. Phần chênh lệch còn lại Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ  quyết định công bố các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành chính sách thuế, việc trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá và các biện pháp kinh tế hành chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp việc tăng giá xăng dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ quyết định công bố các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành chính sách thuế, việc trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá và các biện pháp kinh tế hành chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tính đến hết tháng 9/2014, tổng số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đạt gần 2.297 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức gần 1.595 tỷ đồng hồi cuối quý II.

Theo Bộ Tài chính, trong quý III/2014, các doanh nghiệp đã trích từ giá bán lẻ xăng dầu vào Quỹ hơn 1.105 tỷ đồng, nhưng chỉ sử dụng để bình ổn giá hơn 403 tỷ đồng theo các mức được cơ quan điều hành quy định.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Bảo Lâm