• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ chế hợp tác tư pháp đầu tiên giữa ASEAN - Nhật Bản và khối G7

(Chinhphu.vn) - Chiều 12/7, trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) cho biết, Đoàn công tác do Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Lê Thành Long dẫn đầu vừa kết thúc thành công chuyến công tác tại Nhật Bản, tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Tư pháp ASEAN – Nhật Bản và Hội nghị lần thứ nhất Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN – G7 tại Tokyo.

12/07/2023 19:16
Cơ chế hợp tác tư pháp đầu tiên giữa ASEAN + Nhật + Khối G7 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp các nước ASEAN và G7 chụp ảnh lưu niệm bế mạc Hội nghị - Ảnh: VGP/HH

'Ngoại giao tư pháp' góp phần thích ứng với thế giới đầy biến động

Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Tư pháp (hoặc đại diện) của Nhật Bản, các nước ASEAN, các nước G7, đại diện các tổ chức quốc tế/khu vực như EU, UNDP, UNODC, Tổng Thư ký ASEAN.

Tham dự và phát biểu tại Phiên khai mạc Hội nghị lần thứ nhất Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN – G7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định "ngoại giao tư pháp" là sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản nhằm góp phần thích ứng với tình hình thế giới đang có nhiều biến động hết sức khó lường hiện nay. Tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN – Nhật Bản và thời điểm Nhật Bản đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên G7, Nhật Bản mong muốn cùng các nước ASEAN và G7 chia sẻ các giá trị chung về pháp quyền, đảm bảo quyền con người trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và sự khác biệt về chế độ chính trị, truyền thống văn hóa của mỗi Bên.

Tiếp nối các kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima vào tháng 5 vừa qua, Nhật Bản với vai trò Chủ tịch luân phiên G7 đã nỗ lực phối hợp thúc đẩy hợp tác giữa G7 và các nước ASEAN trong lĩnh vực tư pháp mà việc tổ chức được Hội nghị này là minh chứng rõ nhất. Với một hệ thống pháp luật và tư pháp khá hoàn thiện từ thế kỷ XIX đến nay, Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các nước ASEAN và mong muốn các quốc gia G7 cũng hành động tương tự để hướng tới thúc đẩy pháp quyền, quyền con người, vì lợi ích của người dân trên thế giới nói chung. Thế giới chỉ có thể phát triển nếu các quốc gia đoàn kết, không chia rẽ, giải quyết bất đồng dựa trên trật tự pháp lý quốc tế trên cơ sở ưu tiên đối thoại, hòa giải, tôn trọng sự khác biệt của nhau. Thủ tướng Nhật Bản cũng mong muốn đây không đơn thuần chỉ là một sự kiện quốc tế mà còn là mốc lịch sử mở ra một cơ chế hợp tác mới giữa ASEAN và G7 góp phần tăng cường khả năng tiếp cận công lý cho thế hệ hôm nay cũng như thế hệ tương lai.

Thủ tướng Nhật Bản mong muốn các quốc gia ASEAN và G7 tăng cường các chương trình trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, đặc biệt là trao đổi các khóa đào tạo dành cho công chức trẻ của mỗi bên trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định xu hướng toàn cầu hóa và các vấn đề mang tính toàn cầu đang đặt ra những cơ hội và thách thức cho tất cả các quốc gia, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp luật và tư pháp xuyên biên giới. Bối cảnh chưa có tiền lệ hiện tại đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải tăng cường hợp tác, phối hợp hành động với cách tiếp cận mới nhằm bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế thể hiện chủ yếu trong Hiến chương Liên hợp quốc; tôn trọng và bảo đảm pháp quyền, quyền con người, thực hiện hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs), ứng phó kịp thời với những thách thức an ninh phi truyền thống.

Trong khu vực ASEAN, các quốc gia thành viên đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp thông qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM) và Hội nghị quan chức pháp luật cao cấp các nước ASEAN (ASLOM). Nhiều Sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự, pháp luật dân sự và thương mại, xây dựng các điều ước quốc tế của ASEAN…đã được ALAWMM thông qua và được các nước ASEAN phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần hoàn thiện và hài hòa hóa pháp luật của các quốc gia thành viên, hoàn thiện thể chế của ASEAN, hướng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, tự cường, hoạt động dựa trên luật lệ; thúc đẩy liên kết khu vực vì lợi ích của Nhân dân các nước ASEAN.

Việt Nam đề xuất hợp tác tư pháp giữa ASEAN và G7

Trong bối cảnh đó, Việt Nam hoan nghênh sáng kiến và nỗ lực của Nhật Bản trong việc tổ chức Hội nghị này nhằm thiết lập diễn đàn để Bộ trưởng/Tổng chưởng lý các nước ASEAN và G7 cùng nhau trao đổi, thảo luận về nhu cầu và tiềm năng hợp tác trong tương lai. Phiên họp này có ý nghĩa mở ra cơ hội mới cho các bên nhằm thúc đẩy hợp tác, nâng cao nhận thức chung về việc tôn trọng các nguyên tắc, giá trị của luật pháp quốc tế; tăng cường sự hiểu hiết, chia sẻ kinh nghiệm về pháp luật, tư pháp giữa các nước ASEAN và G7. Bộ trưởng Lê Thành Long cũng gợi mở một số đề xuất hợp tác pháp luật và tư pháp giữa ASEAN và G7 trong thời gian tới.

Thứ nhất, tiến trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) đã đi được ½ chặng đường. Trong những năm tiếp theo, việc thực hiện SDGs sẽ gặp nhiều thách thức, đòi hỏi các quốc gia phải tăng tốc hành động và nỗ lực hơn nữa để đạt được các Mục tiêu này vào năm 2030.

Trên tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, đề nghị các nước G7 và các đối tác phát triển tăng cường nguồn lực hỗ trợ các nước ASEAN trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu SDGs liên quan đến lĩnh vực pháp luật và tư pháp, đặc biệt là Mục tiêu số 16 (Hòa bình, công lý và thể chế mạnh mẽ).

Thứ hai, mong muốn các nước G7, với thành viên là các nước phát triển, hỗ trợ việc thực thi các sáng kiến hợp tác pháp luật và tư pháp của ASEAN, đóng góp vào việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 cũng như xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng sau 2025 dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của hệ thống pháp luật trong khu vực ASEAN.

Đồng thời, đề nghị G7 tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm, hoạt động dựa trên luật lệ, cùng phối hợp ứng phó với các thách thức đang nổi lên, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.

Thứ ba, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp, tăng cường tiếp cận công lý cho người dân, bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp của các nước ASEAN nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra phù hợp với tình hình thế giới và khu vực, kịp thời ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự, tương trợ tư pháp; phối hợp chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề pháp luật và tư pháp xuyên biên giới.

Muốn vậy, với tiềm lực và kinh nghiệm của mình, các nước G7 cần tiếp tục có những hình thức hỗ trợ kỹ thuật phù hợp cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong lĩnh vực hợp tác pháp luật, dựa trên nhu cầu của mỗi các nước ASEAN cũng như những giá trị chung mà các Bên cùng quan tâm.

* Bên lề của hai Hội nghị, Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác đã gặp gỡ, trao đổi với Trưởng Đoàn các nước tham dự Hội nghị như Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ nghị viện Nhật Bản và Thống đốc tỉnh Aichi, Chủ tịch JICA và Giáo sư Morishima, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Ken Saito, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào, Bộ trưởng Tư pháp Anh, Bộ trưởng Tư pháp Italia, Bộ trưởng Tư pháp Canada, Tổng Giám đốc UNODC kiêm Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ…

LS