• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ chế phòng vệ ngưỡng đối với một số mặt hàng xuất khẩu

(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của Công ty Integration Point (Malaysia), Công ty đã tham khảo Nghị định số 137/2016/NĐ-CP về biểu thuế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu thì không có quy định về áp dụng biện pháp phòng vệ theo ngưỡng. Tuy nhiên, trên Cổng TTĐT Bộ Công Thương lại có cập nhật nội dung này.

29/11/2016 11:02
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ, Công ty Integration Point đề nghị giải đáp, Công ty có thể cập nhật thông tin về việc áp dụng biện pháp phòng vệ theo ngưỡng từ nguồn của Bộ Công Thương không?

Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời như sau:

Điều 2.10 của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN –EAEU FTA) quy định về cơ chế phòng vệ ngưỡng (trigger mechanism) đối với một số mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam như áo sơ mi, váy, quần áo trẻ em, áo len, áo khoác, đồ lót và đồ gỗ.

Theo cơ chế này, khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam đạt đến một mức ngưỡng nhất định (nêu tại Phụ lục 2 của Hiệp định), phía Liên minh sẽ tiến hành xác minh việc hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có ảnh hưởng tới ngành hàng trong nước hay không.

Trong trường hợp phát hiện việc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam ảnh hưởng tới sản xuất nội địa, phía Liên minh sẽ có thông báo chính thức về việc tạm ngừng áp dụng thuế suất ưu đãi và áp dụng mức thuế Tối huệ quốc (MFN) cho mặt hàng cụ thể đó trong khoảng thời gian không quá 6 tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng.

Tuy nhiên, có một đặc điểm là trong quá trình phía Liên minh tiến hành thu thập số liệu để đánh giá tác động, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng.

Chinhphu.vn