• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có đọc sách, người H’Mông mới thoát nghèo

(Chinhphu.vn) - "Có đọc sách mới thoát nghèo, mới đưa miền núi theo kịp miền xuôi", đó là mong mỏi và tâm huyết của Khang Thị Lỳ, cô nhân viên bưu điện người dân tộc H'Mông ở xã Hồ Bốn ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

29/07/2015 15:06
Cô gái dân tộc H’Mông Khang Thị Lỳ. Ảnh: Vnmedia

Đưa văn hóa đọc đến với bản làng

Tôi có dịp may mắn khi gặp cô gái dân tộc H’Mông Khang Thị Lỳ trong lần cô xuống Hà Nội dự Đại hội Thi đua yêu nước của ngành TT&TT giai đoạn 2011-2015. Lỳ  là 1 trong số 20 cá nhân và tập thể được nhận danh hiệu thi đua xuất sắc của ngành trong 5 năm qua.

Khang Thị Lỳ sinh năm 1991, là nhân viên điểm Bưu điện văn hóa xã Hồ Bốn - xã vùng xa và khó khăn nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Toàn xã có 95% là người dân tộc H’Mông, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Địa hình xã Hồ Bốn tứ bề là núi, muốn lên Háng Á, Trống Chở, Háng Đề Chu, Chống Gầu Bua,… đều phải vượt núi mà đi. Bà con người H’Mông vẫn giữ thói quen sống cheo leo trên các sườn núi. Có những điểm bản phải đi cả ngày mới đến được.

Công việc hằng ngày của Lỳ rất nhiều nên ít khi cô có mặt tại điểm bưu điện.

Lỳ lý giải, trước đây, điểm bưu điện văn hóa xã là nơi để người dân đến đọc sách báo, gọi hoặc nghe điện thoại, còn bây giờ, điện thoại di động phổ biến, người dân gần như không phải đến điểm bưu điện văn hóa xã nữa, do đó, Lỳ chủ động đến với bà con.

Hằng ngày, Lỳ đạp xe hoặc đi bộ hàng chục cây số mang theo lỉnh kỉnh đủ thứ, nhưng chủ yếu là sách báo để phục vụ bà con.

Lỳ cho biết, trẻ con ở bản rất thích đọc sách và điểm bưu điện văn hóa xã là nơi duy nhất ở xã có thư viện với gần 200 đầu sách, truyện. Đây là thành quả của chương trình vận động tặng sách cho điểm bưu điện văn hóa xã của ngành Bưu điện. “Em chỉ mong ước có thêm nhiều sách, truyện cho bọn trẻ đọc. Sách ở đây quý lắm”, cô giãi bày.

Nhưng sách ở một chỗ thì không có người đọc nên Lỳ đã đưa sách đến phục vụ bà con. Tùy vào công việc Lỳ mang theo loại sách cần thiết. Đến với bà con nông dân Lỳ mang sách khuyến nông, hướng dẫn nuôi trồng cho bà con mượn học hỏi. Đi dự hội thảo về dân số kế hoạch hóa gia đình, Lỳ mang sách chăm sóc sức khỏe, thậm chí thay cả việc của y tế viên để hướng dẫn bà con sử dụng phương pháp tránh thai an toàn.

“Những lúc tiêm chủng cho bọn trẻ, em mang sách, truyện thiếu nhi ra để dỗ, thế là tụi trẻ sung sướng quên cả đau đấy”, Lỳ chia sẻ.

Ai không biết chữ thì Lỳ đọc cho họ nghe. Với vốn tiếng Kinh rất tốt, cộng với lòng nhiệt huyết muốn giúp đỡ bà con, Lỳ tìm hiểu cặn kẽ những cuốn sách chuyên ngành, sách kỹ thuật để có thể hướng dẫn cho bà con một cách cặn kẽ. 

“Tích tiểu thành đại”, giờ bà con H’Mông ở xã Hồ Bốn đã biết đến ích lợi của sách nhiều hơn, biết tham khảo những kiến thức mới để phục vụ sản xuất và cuộc sống hàng ngày.

Văn hóa đọc của đồng bào được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là trẻ em. Trước đây, trẻ em xã Hồ Bốn thường nghỉ học vì đường đến trường rất xa. Nhưng nay một lí do khiến các em tích cực xuống trường bởi được đọc truyện, đọc sách ở điểm bưu điện văn hóa xã gần đó.

Lỳ cũng có một ao ước nữa, đó là điểm bưu điện văn hóa xã của cô có được một bộ máy tính kết nối internet.

“Ở quê em người dân phần lớn mù chữ, nên nếu có máy vi tính, em sẽ đi học để biết cách sử dụng rồi từ đó tìm kiếm thông tin có ích phục vụ việc tuyên truyền cho bà con. Em cũng rất thích được học tiếng Anh. Nếu được cho đi học em sẽ học luôn”, Lỳ vui vẻ chia sẻ.

Gương sáng ngành Bưu điện

Khang Thị Lỳ cho biết, công việc chính của cô là chuyển phát công văn, báo chí, bưu gửi, hàng hóa đến cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, trường học và nhân dân.

Là một xã miền núi, việc đi lại khó khăn, nơi xa nhất mà Lỳ phải đến cách điểm bưu điện văn hóa xã 12km. Ngày nắng có thể đi xe máy còn ngày mưa đành đi bộ. 

Lỳ cho biết, không ít lần cô phải để xe máy lại để đi bộ về, chờ đến hôm nắng ráo lại đi bộ vào để lấy xe. Cũng có lần, đường đất bị sạt lở nặng, đến đi bộ cũng không được, cô phải ngủ nhờ nhà dân, chờ đến khi thông đường mới về được nhà. 

Mỗi chuyến đi như thế, ngoài thư từ, công văn, báo chí, Lỳ thường tranh thủ mang theo nào bột giặt, nào sim thẻ điện thoại, bảo hiểm xe máy... để phục vụ bà con.

Ngoài danh hiệu “Lao động bán hàng giỏi” do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) và Bưu điện Yên Bái trao tặng, Khang Thị Lỳ còn giành Giải Đặc biệt  tại Hội thi Nhân viên điểm bưu phục vụ và kinh doanh giỏi năm 2014 do Bưu điện tỉnh Yên Bái tổ chức; được VietnamPost tặng Giấy khen về thành tích đóng góp trong cả giai đoạn 2011-2015. Cô còn được tuyên dương tại hội nghị điển hình tiên tiến của ngành giai đoạn 2011-2015.

Bên cạnh đó, với doanh thu bình quân đạt 15 triệu đồng/tháng, điểm Bưu điện văn hóa xã Hồ Bốn mà Lỳ phụ trách là một trong những điểm bưu điện văn hóa có doanh thu cao của cả nước.

Đức Huy