• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có được điều chuyển người lao động sang làm việc trái nghề?

(Chinhphu.vn) - Ông Đặng Tuấn Việt (TP. Hà Nội) hỏi: Lãnh đạo công ty chuyển nhân viên từ vị trí kế toán sang làm hành chính, có phải là trái nghề không? Nếu lãnh đạo công ty muốn chuyển nhân viên kế toán sang làm hành chính dài hạn, thì có trái pháp luật?

05/07/2011 14:26

Về vấn đề trên, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động và hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ thì việc tạm thời chuyển người lao động (NLĐ) làm việc khác trái nghề được quy định như sau:

Điều chuyển quá 60 ngày phải được sự chấp thuận của NLĐ

Khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn đột xuất do khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước hoặc nhu cầu của sản xuất - kinh doanh thì NSDLĐ có quyền tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm. Trong thời gian này, nếu NLĐ không chấp hành quyết định của NSDLĐ thì có thể bị xử lý kỷ luật lao động và không được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.

Trong trường hợp NSDLĐ tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thoả thuận của NLĐ; nếu NLĐ không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động.

Theo đó, việc điều chuyển NLĐ làm công việc khác tạm thời là quyền của NSDLĐ nhưng quyền điều chuyển này bị pháp luật giới hạn ở một số điểm sau:

- Không phải bất cứ lúc nào muốn là NSDLĐ có thể điều chuyển NLĐ làm việc khác trái nghề. Việc điều chuyển chỉ được tiến hành trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Khó khăn đột xuất được hiểu là doanh nghiệp gặp khó khăn do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, do sự cố điện, nước.

- Trước khi quyết định điều chuyển NLĐ làm việc trái nghề, NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ ít nhất 3 ngày.

- NSDLĐ có thể tạm thời điều chuyển NLĐ làm công việc trái nghề nhiều lần, nhưng tổng cộng số ngày điều chuyển của các lần không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm. Trường hợp tạm điều chuyển vượt quá 60 ngày thì phải được sự chấp thuận của NLĐ.

- Khi làm công việc khác theo sự điều chuyển của NSDLĐ thì NLĐ được hưởng theo lương của công việc mới với điều kiện mức lương này cao hơn hoặc bằng mức lương của công việc cũ. Nếu mức tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì NLĐ được giữ nguyên lương trong thời hạn 30 ngày làm việc. Sau 30 ngày đó thì hưởng lương theo công việc mới nhưng tiền lương theo công việc mới phải ít nhất bằng 70% mức tiền lương cũ (nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu).

NLĐ phải chấp hành quyết định điều chuyển hợp pháp

Nghĩa vụ của NLĐ là phải chấp hành quyết định điều chuyển hợp pháp. NLĐ khi nhận được quyết định điều chuyển hợp pháp mà không chấp hành, tự ý nghỉ việc sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật, nếu việc nghỉ việc này quá 5 ngày trong 1 tháng thì NSDLĐ có thể xử lý kỷ luật NLĐ bằng hình thức sa thải.

Trường hợp NSDLĐ tạm điều chuyển NLĐ làm công việc khác trái nghề vượt quá 60 ngày trong một năm, thì phải có sự thoả thuận của NLĐ; nếu NLĐ không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động, tức là trong thời gian phải ngừng việc họ được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động đã ký.

Trường hợp ông Đặng Tuấn Việt đã ký kết hợp đồng lao động thực hiện công việc nhân viên kế toán, như vậy trong thời hạn của hợp đồng mà công ty điều chuyển ông Việt từ công việc nhân viên kế toán sang công việc nhân viên hành chính là điều chuyển NLĐ làm việc khác trái nghề. Việc điều chuyển chỉ được thực hiện khi công ty gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh và công ty chỉ được tạm thời chuyển NLĐ làm việc trái nghề không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm. Việc điều chuyển ông Việt làm việc trái nghề vượt quá 60 ngày thì phải được sự chấp thuận của ông Việt.

Các văn bản quy phạm pháp luật về lao động do Nhà nước ban hành để điều chỉnh quan hệ lao động, nếu tổ chức, cá nhân nào không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định của pháp luật là vi phạm.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.