• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cơ hội hợp tác doanh nghiệp CNTT Việt Nam - Nhật Bản rất lớn

(Chinhphu.vn) - Trên thị trường công nghệ thông tin (CNTT) tại Nhật Bản, Việt Nam là đối tác lớn thứ hai và được ưu tiên lựa chọn. Đây là cơ hội hợp tác rất lớn cho nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam với các doanh nghiệp Nhật Bản.

31/10/2023 18:17
Nhân lực CNTT Việt có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 1.

Hội thảo Ngày CNTT Nhật Bản - Japan ICT Day 2023 tổ chức tại Hà Nội ngày 31/10 - Ảnh: VGP/HM

Thông tin trên do ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT (Bộ TT&TT) cho biết tại hội thảo Ngày CNTT Nhật Bản - Japan ICT Day 2023 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 31/10.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, nhu cầu ủy thác phát triển phần mềm của Nhật Bản ước tính hơn 30 tỷ USD/năm, theo số liệu của IPA, ước tính các doanh nghiệp Việt Nam đang chiếm khoảng 6 - 7% thị phần.

Doanh thu từ thị trường này đóng góp 14 tỷ doanh thu thị trường phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2022; tốc độ tăng trưởng luôn ở mức 20 - 40%, dẫn đầu về tăng trưởng trong 3 phân khúc chính là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đang phát triển rất mạnh về cả chất và lượng. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 10 doanh nghiệp có quy mô trên dưới 1.000 lao động. Tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp Nhật Bản lên tới gần 500 doanh nghiệp. 

Với trên 40.000 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động, trình độ công nghệ của lao động Việt Nam cũng được nâng cao rõ rệt. Hiện, các doanh nghiệp Việt đã có thể tham gia vào các giai đoạn từ nghiên cứu, thiết kế tới triển khai các dự án chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI, Blockchain, VR/XR.

"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những xu hướng công nghệ mới cùng nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội hợp tác lớn, có thể nói là tương lai của hợp tác CNTT giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản", ông Nguyễn Thanh Tuyên nhận định.

Ông Lê Quang Lương, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản cũng đánh giá, sự biến động mạnh về kinh tế khiến các doanh nghiệp Nhật Bản trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đang tìm đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nhiều hơn trước.

Trong khi đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt đã có thời gian dài tích lũy nguồn lực, quy trình quản lý sản xuất, trình độ công nghệ, văn hóa làm việc, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng đã sẵn sàng tham gia, đáp ứng nhu cầu của các đối tác Nhật Bản.

"Giai đoạn hiện nay và sắp tới, bên cạnh những dự án Offshore - hiện đại hóa những hệ thống cũ với công nghệ mới, doanh nghiệp 2 nước sẽ tập trung vào các dự án chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực. Các lĩnh vực hợp tác dự kiến sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ gồm: sản xuất công nghiệp, công nghiệp ô tô, tài chính bảo hiểm, an toàn thông tin, và công nghiệp bán dẫn", ông Lê Quang Lương chia sẻ.

HM