• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cổ phiếu Ngân hàng kéo chỉ số tăng điểm

(Chinhphu.vn) – Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, 15/6, sự bùng lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng đã tạo nên hiệu ứng tích cực trên thị trường qua đó giúp cho hai chỉ số chính đồng loạt tăng điểm.

15/06/2015 16:00
Thời gian khớp lệnh chính thức kết thúc, VN-Index dừng lại tại mốc điểm 586,48; tăng 3,75 điểm (0,64%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 154,92 triệu đơn vị tương ứng với giá trị 2.279,17 tỷ đồng. Số cổ phiếu tăng giá, đứng giá tham chiếu và giảm giá lần lượt là 107, 58 và 106.

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index chốt phiên ở điểm số 88,36; tăng 0,42 điểm (0,47%). Tổng thanh khoản toàn sàn đạt 63,44 triệu đơn vị tương ứng với giá trị 731,46 tỷ đồng. Số mã tăng giá, đứng giá tham chiếu và giảm giá là 101, 65 và 92.

Thống kê giá khớp lệnh trong phiên cho thấy, tại nhóm cổ phiếu Ngân hàng, chỉ EIB và SHB là từng phải lùi xuống giao dịch ở mức giá đỏ. Còn lại, tất cả đều có mức giá thấp nhất trong ngày từ tham chiếu trở lên.

Đáng chú ý, thời điểm các cổ phiếu Ngân hàng thiết lập mức giá đáy đều rơi vào phiên sáng. Bước vào phiên chiều, sau khi một số thông tin dự báo về lợi nhuận mà MBB có thể đạt được trong năm nay được công bố thì giao dịch của nhóm mới thực sự bùng nổ.

Khi đó, hàng loạt các lệnh mua được đưa vào thị trường giúp ACB, BID, CTG, EIB, SHB, STB và VCB vươn lên khớp lệnh ở các mức giá cao hơn. Và cho đến khi thị trường đóng cửa, không một mã nào thuộc nhóm phải rơi vào tình trạng giảm giá. Đặc biệt, BID, CTG, VCB còn thiết lập mức giá đỉnh trong phiên cũng ở chính thời điểm đóng cửa này.

Trong khi nhóm Ngân hàng giao dịch sôi động thì hai nhóm cổ phiếu từng đóng vai trò trụ cột của thị trường ở các phiên trước là Bất động sản và Dầu khí lại thực hiện điều chỉnh. Thời gian khớp lệnh chính thức kết thúc, trong hai nhóm trên, số lượng các mã giảm giá hoàn toàn áp đảo so với số tăng giá. Tuy nhiên, mức sụt giảm của HAG, KBC, SCR, SJS, TDH và PGS, PVC, PVD, PVS, PXS đều không quá nhiều. Điều đó cho thấy, ở thời điểm hiện tại, áp lực chốt lãi vẫn chưa thực sự mạnh.

Hà Nguyễn