• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cờ Tổ quốc tung bay trên tháp tàu ngầm kilo mới

(Chinhphu.vn) - Ngày 2/7, tàu ngầm kilo 185 - Khánh Hòa đã được lai dắt an toàn vào quân cảng Cam Ranh. Cờ Tổ quốc tung bay trên tháp tàu.

03/07/2015 21:22

Cờ Tổ quốc tung bay trên tháp tàu ngầm kilo 185 - Khánh Hòa. Ảnh Báo Thanh niên
Trước đó, sáng 30/6, tàu vận tải hạng nặng Rolldock Storm (Hà Lan) chở chiếc tàu ngầm Kilo thứ 4 của Việt Nam đã về đến vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa an toàn, kết thúc hải trình kéo dài một tháng rưỡi, bắt đầu từ nhà máy đóng tàu ở Saint Petersburg của Nga – TTXVN đưa tin.

Đây là một trong 6 tàu ngầm Kilo lớp Varshavyanka - (phương Tây gọi là "Hố đen" đại dương) mà Việt Nam mua của Nga, nhằm từng bước xây dựng lực lượng hải quân chính quy, hiện đại, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Sau khi vào vịnh Cam Ranh, tàu Rolldock Storm đã neo đậu để trong vài ngày tới, các chuyên gia tiến hành hạ chìm một phần tàu vận tải này nhằm đưa tàu ngầm ra bên ngoài. Công việc này được tiến hành vào ngày 2/7.

Hải quân Việt Nam đã có 4 tàu ngầm hiện đại. Ảnh Báo Thanh niên


Trước đó, trong năm 2014 Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai chiếc tàu ngầm tương tự và chiếc thứ ba cũng được bàn giao hồi đầu năm 2015. Cả ba chiếc được đưa vào biên chế của Lữ đoàn tàu ngầm 189 thuộc Hải quân Việt Nam, với tên gọi HQ-182 Hà Nội, HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh và HQ-184 Hải Phòng. Với chiếc tàu ngầm này, Hải quân Việt Nam đã có thêm chiếc tàu ngầm hiện đại thứ tư.

Trước đó, sáng ngày 3/4/2014, tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ thượng cờ cấp quốc gia tàu ngầm HQ-182 mang tên Hà Nội và HQ-183 mang tên TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu sự ra đời, chính thức đi vào hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của Lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự.

Trong không khí trang nghiêm đầy xúc động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Quốc kỳ để giương lên hai tàu ngầm hiện đại HQ-182 mang tên Hà Nội và  HQ-183 mang tên TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đây là một sự kiện đánh dấu bước phát triển mới đặc biệt quan trọng của Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, của QĐND Việt Nam nói chung.

“Nhân đây, một lần nữa chúng ta khẳng định đường lối quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ, chúng ta hiện đại hóa quân đội là để phòng thủ, để bảo vệ Tổ quốc, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Thủ tướng khẳng định, chúng ta rất phấn khởi, tự hào về truyền thống tốt đẹp, anh hùng và bước phát triển mới vượt bậc của quân đội nhân dân, hải quân nhân dân-một Quân chủng với các đơn vị tàu mặt nước có sức chiến đấu cao gồm tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa, tàu phóng ngư lôi, tàu pháo, tàu tuần tiễu, tàu săn ngầm, tàu quét mìn, tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu quân y..., cùng với Cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư và các lực lượng khác như xe tăng thiết giáp của Hải quân, không quân của Hải quân, tên lửa bờ đối hải hiện đại của Hải quân, lực lượng thông tin radar của Hải quân, lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc công nước và lực lượng phòng thủ đảo của Hải quân. Đặc biệt hôm nay chúng ta thực sự vui mừng chứng kiến sự ra đời, chính thức đi vào hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của Lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên có uy lực chiến đấu cao của Hải quân nhân dân Việt Nam với 2 tàu ngầm hiện đại HQ 182 Hà Nội và HQ 183 TP. Hồ Chí Minh và trong thời gian sắp tới sẽ có thêm 4 tàu ngầm hiện đại nữa gia nhập vào đội hình của Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam, đó là các tàu ngầm mang tên: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.

* Về tính năng kĩ thuật của tàu ngầm kilo, Báo Quân đội nhân dân cho biết, tàu ngầm quân sự chạy bằng động cơ diesel-điện cỡ lớn lớp Kilo được chế tạo tại Nga có hai phiên bản nổi bật là 636MV và 636MK. Hai loại tàu ngầm thuộc lớp Kilo này có sự khác biệt nhỏ về hình dạng, kích thước và sự tương đồng về một số tính năng.

Tên gọi chính thức của Nga đặt cho lớp tàu ngầm này là Project 636 (Đề án 636). Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ở Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot). Phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka.

Tàu ngầm chạy động cơ diesel-điện lớp Kilo do Cục Thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) nghiên cứu chế tạo. Nó được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, tác chiến chống ngầm, chống hạm, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải, các tuyến đường trên biển.

Thượng cờ Tổ quốc trên tháp tàu ngầm HQ-183 TP Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm, là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới. Chính vì thế, những tàu ngầm Kilo 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là “lỗ đen”.

Lớp Kilo là một trong những sản phẩm tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của nước Nga. Hiện nay, loại tàu ngầm động cơ diesel này đang được rất nhiều nước sử dụng. Ước tính có khoảng 37 chiếc được xuất khẩu tới 7 quốc gia trên thế giới.

Tàu ngầm Kilo 636MK và tàu ngầm Kilo 636MV có một số điểm giống nhau như: Cùng được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.

So với tàu ngầm Kilo 636MK, tàu ngầm Kilo 636MV có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.

636MK không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E loại mới nhất có tầm bắn 290km. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn.

Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636MV còn được trang bị ra đa dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại ra đa này có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.

Ngoài ra, tàu ngầm Kilo 636MV được trang bị hệ thống định vị thủy âm kỹ thuật số MGK 400E loại cải tiến (hệ thống sonar), trong khi đó tàu ngầm Kilo 636MK chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn. MGK-400EM được thiết kế để tự động phát hiện, phân loại, theo dõi các mục tiêu dưới và trên mặt nước cũng như chỉ định vũ khí phù hợp với trạng thái của mục tiêu, nhằm tăng hiệu quả tiêu diệt đồng thời bảo đảm cơ số vũ khí.

Về kính tiềm vọng-một trong những “con mắt” của tàu ngầm, tuy tàu ngầm Kilo 636MK và tàu ngầm Kilo 636MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636MV được lắp đặt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia laser và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia laser. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636MK.

Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.

Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review của Canada từng có những đánh giá cao đối với sức mạnh của tàu ngầm Kilo 636MV. Theo đó, vật liệu chống dội âm được lắp đặt trên tàu Kilo 636MV tốt hơn tàu ngầm Kilo 636MK. Điều này sẽ giúp tàu hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại, cũng như giảm tiếng ồn của tàu. Kanwa Defense Review cũng đánh giá cao hệ thống kính tiềm vọng của Kilo 636MV.

Còn trang mạng quốc phòng Mỹ Defence News cũng có bài nhận xét về tàu ngầm Kilo 636MV, theo đó 636MV được trang bị những công nghệ hiện đại nhất so với những tàu ngầm sản xuất trước đó. Theo Defence News, tàu ngầm lớp Kilo 636MV cải tiến thuộc thế hệ tàu ngầm thứ 3, là loại tàu ngầm có số lượng xuất khẩu nhiều nhất của Nga. Nó có hỏa lực mạnh, khả năng tấn công đối thủ tầm xa.

Đặc điểm nổi bật nhất của tàu là khả năng vận hành êm, gần như không tạo ồn, giúp tàu có khả năng phát hiện địch trước khi bị chúng phát hiện. Vì vậy, không có gì lạ khi nó được đặt cho biệt danh là "lỗ đen" của đại dương.

Bài viết của Defence News cho biết, hiện nay một số nước cũng trang bị các tàu ngầm Kilo mua của Nga, tuy nhiên chúng đều là các phiên bản đời đầu, tính năng và hệ thống hỏa lực đều kém hơn so với thế hệ Kilo 636 cải tiến.

Về những khác biệt giữa tàu ngầm Kilo 636MV và Kilo 636MK, chuyên gia quân sự Vasily Kashin nói rằng, các tàu ngầm 636MK được đóng sớm hơn, còn 636MV được đóng cùng lúc khi Nga đóng tàu trang bị cho hải quân của mình nên hứa hẹn sẽ có những cải tiến. Hơn nữa, thời gian sản xuất của hai loại tàu ngầm trên cách nhau hơn 5 năm nên công nghệ trang bị cho tàu ngầm Kilo 636MV tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo 636MK là điều đương nhiên.

PV