• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cội nguồn sức mạnh Việt Nam

(Chinhphu.vn) - “Ông hãy cắt nghĩa cho tôi vì sao nước đất nước nhỏ bé của các ông lại có thể thắng được các nước đế quốc lớn như Pháp và Mỹ”. Đó là câu hỏi của nhà báo, nhà văn người Mỹ Lady Borton dành cho Trung tướng Phạm Hồng Cư khi bà đến Việt Nam.

28/04/2014 11:20
Trung tướng Phạm Hồng Cư. Ảnh: VGP/Minh Anh

Câu trả lời của Trung tướng Phạm Hồng Cư với nhà báo Mỹ là: Chủ nghĩa yêu nước và trí tuệ  làm nên sức mạnh Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 và chiến thắng 30/4/1975 là những điểm sáng ngời trong cuộc trường chinh 10.000 ngày của nhân dân Việt Nam đến ngày thắng lợi vẹn toàn, thống nhất đất nước dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo Trung tướng Phạm Hồng Cư, trong thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng như không thể làm nổi. Đó là “một nước nhỏ mà đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ” như Bác Hồ đã nói. Đây là những huyền thoại trong lịch sử nhân loại, là dấu mốc vĩ đại của cuộc đấu tranh giành tự do độc lập của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Vậy đâu là cội nguồn sức mạnh Việt Nam? Trung tướng Phạm Hồng Cư cho rằng, muốn giải đáp câu hỏi này phải nhìn vào chiều sâu, bề dày lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trong quá trình lịch sử ấy, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên một nền văn hoá dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước.

Cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết là nền văn hoá dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước, là ý chí độc lập tự chủ - dòng chảy từ “Nam quốc sơn hà” đến Tuyên ngôn độc lập.

Nhưng lịch sử đã chứng tỏ chỉ có lòng yêu nước thôi là chưa đủ. Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều cuộc chiến tranh ái quốc bị dìm trong biển máu. Vậy dân tộc Việt Nam phải có một nguồn sức mạnh nào nữa để có thể đánh thắng kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội?

Nguồn sức mạnh ấy là nghệ thuật đánh giặc độc đáo, là học thuyết quân sự Việt Nam được hình thành từ "Hịch tướng sĩ" đến "Bình Ngô đại cáo": “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân, thay cường bạo”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”. Di sản quân sự quý báu này của ông cha ta để lại, đến thời đại Hồ Chí Minh đã được phát triển vượt bậc thành Học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại mới - chiến tranh nhân dân.

Học thuyết ấy đã giải quyết thành công một vấn đề cốt lõi hầu như một nghịch lý là “nước nhỏ đánh thắng đế quốc to”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy yếu thắng mạnh”, “lấy ít địch nhiều”.

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đều là những cuộc chiến tranh không cân sức, nhưng phần thắng lại không thuộc về kẻ mạnh với vũ khí hiện đại mà thuộc về nhân dân Việt Nam.

Theo Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên nhân là do trong thời đại ngày nay, nhân dân ta có đường lối cách mạng, đường lối chính trị quân sự đúng đắn của Đảng.

Trên cơ sở đường lối cách mạng của Đảng, chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được phát huy mạnh mẽ đến mức cao nhất, trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nghị lực sáng tạo, tài thao lược, trí tuệ Việt Nam, học thuyết quân sự Việt Nam được phát triển vượt bậc đưa đến những thắng lợi vẻ vang từ khi có Đảng. Đó là Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Điện Biên Phủ và Mùa Xuân 1975 đại thắng.

Thiên anh hùng ca thắng Pháp, thắng Mỹ vang vọng mãi mãi trên non sông đất nước ta, vang vọng mãi mãi trong tâm hồn các thế hệ người Việt Nam, vang vọng mãi mãi trong tâm trí nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Về những nhân tố tạo thành sức mạnh Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến thần thánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Nền văn hoá Việt Nam, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, học thuyết quân sự Việt Nam độc đáo, sáng tạo không ngừng phát triển là sức mạnh của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”.

Nói về bài học lớn trong thời đại ngày nay, Trung tướng Phạm Hồng Cư cho rằng muốn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển, đổi mới, sánh vai cùng các cường quốc thì phải lấy những bài học này vận dụng vào hoàn cảnh mới. Đó là những bài học có ý nghĩa vĩnh hằng, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Xưa, chúng ta đã làm được. Nay, chúng ta không thể không làm được. Xưa, chúng ta đã đánh thắng giặc ngoại xâm. Nay, chúng ta phải thắng nghèo nàn, lạc hậu bằng lòng yêu nước và trí tuệ Việt Nam.

Minh Anh (ghi)