• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Còn nhiều nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

Ban An toàn giao thông tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2011. Báo cáo tại hội nghị cho biết, tuy có giảm về số vụ, số người bị thương nhưng số người chết do tai nạn giao thông lại gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2010. Theo đánh giá, ghi nhận, hiện trên địa bàn tỉnh còn tồn tại rất nhiều nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông.

21/07/2011 18:14
Thi công Quốc lộ 51 không đảm bảo an toàn gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng Ông Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh khẳng định, nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc mất an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là do việc khắc phục, sửa chữa những hư hỏng, xuống cấp, mất an toàn giao thông trên một số tuyến Quốc lộ còn rất chậm, nhất là quốc lộ 20, Quốc lộ 1A (đoạn đi qua địa bàn huyện Xuân Lộc, huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa) và một số tuyến đường khác của tỉnh. Tiến độ thi công một số công trình giao thông còn quá chậm so với kế hoạch như đường dẫn vào Cầu Đồng Nai, đường tránh thành phố Biên Hòa, đường tỉnh 767, 769…Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 51, tuy đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông song nguy cơ mất an toàn giao thông vẫn còn cao, nhiều vụ tai nạn chết người do đường thi công không đảm bảo. Báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh cho biết, 6 tháng đầu năm, xẩy ra 455 vụ tai nạn giao thông (giảm 89 vụ so với cùng kỳ năm 2010), làm chết 200 người (tăng 20 người so với cùng kỳ), bị thương 566 người (giảm 149 người so với cùng kỳ). Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xẩy ra 6 vụ ùn tắc giao thông chủ yếu tại các điểm vòng xoay Vũng Tàu, ngã tư Tân Phong…Lực lượng công an đã xử lý hơn 350 ngàn trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường bộ, gần 1.900 trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường thủy và hơn 9.500 trường hợp vi phạm trật tự đô thị, tạm giữ gần 35.000 phương tiện đường bộ, 14 phương tiện đường thủy, thu phạt trên 99 tỷ đồng. Điều đáng lo ngại trong tình hình an toàn giao thông thời gian qua trên địa bàn là, tai nạn đường sắt tiếp tục diễn biến đáng lo ngại, tăng 44,4% số vụ, 142,8% số người chết và 733% số người bị thương, trong đó lỗi chủ yếu là do khách bộ hành nằm, ngồi đi lại trên đường sắt (chiếm 53% số vụ), ngoài ra, cũng do người điều khiển phương tiện vượt qua đường sắt gây tai nạn. Trong đó xẩy ra nhiều và tăng là ở hai địa bàn Trảng Bom và thành phố Biên Hòa. Phần lớn các vụ tai nạn đường sắt là do bộ hành nằm, ngồi, đi lại và điều khiển phương tiện đường bộ vượt qua đường ray “Điều đáng lo ngại nhất trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay vẫn là do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông. Bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm luật, trong số nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn có trên 92% số vụ tai nạn đường sắt do lỗi của nạn nhân, trên 99% số vụ tai nạn đường bộ hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên lỗi do con người, tập trung nhiều là các lỗi vi phạm quy tắc giao thông như lấn trái, vượt ẩu, thiếu ý thức quan sát, chuyển hướng sai luật…”-Đại tá Nguyễn Xuân Kỳ, Phó giám đốc công an tỉnh nhấn mạnh. Qua ghi nhận tình hình thực tế hiện nay cho thấy, hiện trên các tuyến đường, tình trạng đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng còn phổ biến, nhiều người chưa quan tâm đến việc đội mũ cho trẻ em, nhiều trường hợp lái xe ô tô vận tải chạy liên tục, quá thời gian Luật quy định dẫn đến việc không đảm bảo sức khỏe khi tham gia giao thông, tình trạng các phương tiện giao thông chạy quá tốc độ còn diễn ra thường xuyên, sử dụng còi hơi trong thành phố còn phổ biến gây nhiều vụ tai nạn giao thông, nhất là tuyến xe buýt số 16. Ngoài nguyên nhân về ý thức của người, việc quản lý hành lang an toàn giao thông, trật tự lòng lề đường, vỉa hè ở nhiều địa phương chưa chặt chẽ, các hình thức họp chợ tự phát, không đúng quy định, lực lượng thực thi pháp luật như cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự còn mỏng…cũng đã ảnh hưởng đến tình trạng mất an toàn giao thông. Trên 99% số vụ tai nạn giao thông đường bộ do lỗi con người Ban An toàn tỉnh cho biết, để khắc phục các nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông, kéo giảm số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện nghiêm công tác cưỡng chế và thi hành pháp luật, thực hiện các biện pháp khắc phục nguy cơ xẩy ra tai nạn do kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, quản lý chặt chẽ chất lượng kỹ thuật các phương tiện giao thôn…Đồng thời phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam triển khai lắp đặt các thiết bị chống chói và ngăn ngừa bộ hành trèo qua dải phân cách Quốc lộ 1A, phối hợp với tổ chức Handicap International và Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á triển khai tiếp các dự án an toàn giao thông trên địa bàn theo kế hoạch. Diệu Linh