• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Còn ý kiến trái chiều khi tách Luật Giao thông đường bộ

(Chinhphu.vn) - Luật Giao thông đường bộ đang được sửa đổi theo hướng tách làm 2 luật mới là Luật Đường bộ do Bộ GTVT soạn thảo và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ (hay Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ) do Bộ Công an soạn thảo. Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc tách luật có thể phá vỡ sự đồng bộ về pháp luật giao thông vận tải, chưa phù hợp thông lệ quốc tế.

14/02/2022 18:04
Còn ý kiến trái chiều khi tách Luật Giao thông đường bộ - Ảnh 1.

Trong 10 năm qua, tỉ lệ người chết/100.000 giấy phép lái xe giảm 52 lần, tỉ lệ số người chết/10.000 phương tiện giảm 13 lần. Ảnh minh hoạ

Tại hội thảo lấy ý kiến về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) sáng 14/2, ông Nguyễn Văn Thanh nhận định, khi tách thành 2 luật như vậy, để thực hiện quy định về giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải tham khảo 2 luật có thể dẫn đến phát sinh nhiều bất cập. Đồng thời, có khả năng tranh chấp trách nhiệm và quyền hạn giữa Bộ GTVT và Bộ Công an trong quản lý giao thông đường bộ.

Đơn cử, trước đây Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, thống nhất với các chỉ tiêu kỹ thuật của công trình. Nhưng, tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông quy định Bộ trưởng Công an ban hành quy chuẩn này.

Phân tích rõ hơn, ông Thanh cho biết, nếu tách Luật Giao thông đường bộ sửa đổi sẽ thiếu 2 thành tố quan trọng là quy tắc giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện. Do đó, Luật này chỉ được gọi là Luật Kết cấu hạ tầng, không thể gọi là Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Trong khi đó, Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông lại không phủ hết được các nội dung về trật tự giao thông đường bộ, như kết cấu hạ tầng đường bộ, do đó chỉ nên gọi là Luật An toàn giao thông cho người tham gia giao thông đường bộ.

"Nếu vì thay đổi một số nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 mà phải xây dựng 2 luật sẽ rất phức tạp và tốn kém", ông Thanh nêu quan điểm.

Một vấn đề nữa mà ông Nguyễn Văn Thanh nêu ra đó là: "Sẽ có hàng nghìn cán bộ nhân viên của ngành giao thông mất việc hoặc phải chuyển đổi ngành nghề khác. Trong khi đó Bộ Công an phải tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chiến sĩ mới làm nhiệm vụ này và đầu tư trang thiết bị mới, tốn kém ngân sách rất lớn".

Về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, ông Thanh nhận định, đây là những vấn đề thuộc lĩnh vực dân sự, nên để cơ quan dân sự đảm nhận, không nên giao cho lực lượng vũ trang thực hiện để đảm bảo tính độc lập của 3 thành tố gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tiến sỹ Dương Tất Sinh, Học viện Kỹ thuật Quân sự-Đại học Công nghệ GTVT cho rằng, cần thiết bổ sung, hoàn thiện các nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn của Luật Giao thông đường bộ 2008 nhưng việc tách thành 2 luật riêng không phù hợp bởi sẽ làm mất tính logic, quan hệ tương hỗ và mất tính thống nhất giữa các nội dung cấu thành lĩnh vực giao thông đường bộ.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu quản lý về trật tự an toàn giao thông không chỉ được quy định trong Luật Bảo đảm an toàn giao thông mà còn cần được quy định trong xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng, hoạt động vận tải, kiểm tra về an toàn kỹ thuật của phương tiện, trong quản lý người lái xe. Vì vậy nếu tách thành 2 luật thì cần rà soát kỹ dự thảo của cả 2 luật để có sự thống nhất và không phát sinh chồng chéo, mâu thuẫn trong quá trình triển khai.

Cùng với đó, hiện cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe trong toàn quốc đã được hình thành, sẵn sàng liên thông giữa ngành giao thông và công an, đáp ứng yêu cầu xử lý vi phạm đối với lái xe của ngành công an. Để không phát sinh những xáo trộn liên quan đến hàng triệu người thì ngành giao thông vẫn cần quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng cho rằng, chất lượng đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe hiện nay, cơ sở hạ tầng cho công tác đào tạo bài bản cho thấy hiệu quả của Luật Giao thông đường bộ cũ. Do đó, đề nghị không tách thành 2 luật mà nên bổ sung một số quy định vào Luật Giao thông đường bộ hoặc ban hành các nghị định, thông tư để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Ông Vũ Anh Tuấn, Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, nêu thông tin, trong 10 năm qua, tỉ lệ người chết/100.000 giấy phép lái xe giảm 52 lần, tỉ lệ số người chết/10.000 phương tiện giảm 13 lần. Tỉ lệ tai nạn giao thông đã giảm hằng năm, dù số phương tiện tăng, cho thấy công tác sát hạch đào tạo lái xe đã đóng góp ít nhiều. Bên cạnh đó, khi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có xu hướng gộp các bộ giao thông, tài nguyên, môi trường thành một bộ và gộp các luật, ông Vũ Anh Tuấn cho rằng "chúng ta không nên đi ngược xu thế".

Phan Trang