• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công an TPHCM triệt phá nhóm đối tượng làm bằng thạc sĩ, căn cước giả

(Chinhphu.vn) - Các loại văn bằng, chứng chỉ giả được làm bán với giá từ 1,5 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng tùy loại. Trung bình mỗi tháng, các đối tượng làm giả và tiêu thụ khoảng 300 loại giấy tờ, văn bằng.

29/11/2023 19:11
Công an TPHCM triệt phá nhóm đối tượng làm bằng thạc sĩ, căn cước giả- Ảnh 1.

Mhóm đối tượng bị tạm giữ hình sự - Ảnh: Công an TP. Thủ Đức

Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Thủ Đức, TPHCM đã tạm giữ Nguyễn Toàn Trung, sinh năm 1988; Nguyễn Mạnh Liêm, sinh năm 1991; Vũ Anh Nghiệp, sinh năm 1982 và Võ Đình Phụng, sinh năm 1982 để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Trước đó, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã theo dõi và bắt quả tang Nghiệp đang đi giao giấy tờ giả cho khách. Tiến hành khám xét nơi ở của các đối tượng - chủ yếu là nhà các đối tượng thuê để sản xuất các loại văn bằng, chứng chỉ, lực lượng công an thu giữ gần 300 loại giấy tờ nghi vấn làm giả như căn cước công dân, giấy phép lái xe, bằng thạc sỹ, bằng tốt nghiệp đại học, giấy chứng nhận chuyên môn phương tiện thủy nội địa... và nhiều máy móc, thiết bị dùng để sản xuất văn bằng, chứng chỉ.

Tại Cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, thông qua ứng dụng LINE do đối tượng tên Hùng (chưa rõ lai lịch) làm trưởng nhóm, Hùng chuyển các file phôi văn bằng, giấy tờ đã có sẵn chữ ký và mộc đỏ. 

Trung và Liêm có nhiệm vụ nạp thông tin khách hàng theo đơn đặt hàng, chỉnh sửa bằng phần mềm Corel và Photoshop sao cho giống thật nhất, sau đó in màu, chuyển cho Phụng và Nghiệp đi giao hàng cho khách. Trung và Liêm được trả lương từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng/tháng, riêng Phụng và Nghiệp giao hàng được trả 200.000 đồng/đơn.

Các loại văn bằng, chứng chỉ giả được làm bán với giá từ 1,5 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng tùy loại. Trung bình mỗi tháng, các đối tượng làm giả và tiêu thụ khoảng 300 loại giấy tờ, văn bằng. Điều đáng nói, Trung và Liêm đều đã từng có tiền án về tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức, vừa hoàn thành chấp hành bản án thì lại tiếp tục phạm tội.

Hồng Đức