• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công báo điện tử rất hữu ích đối với cộng đồng doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) – Công báo đã chính thức được đưa lên Cổng TTĐT Chính phủ từ ngày 10/8/2010. Đến nay, sau gần 3 tháng thực hiện việc xuất bản Công báo trên internet, Cổng TTĐT Chính phủ đã nhận được nhiều ý kiến góp ý xây dựng từ các cán bộ, chuyên gia, các doanh nghiệp và nhiều người dân.

07/11/2010 15:34

Phan Minh Thủy, Ban pháp chế, VCCI:Công báo điện tử ra đời là một sự kiện vui mừng, rất hữu ích đối với cộng đồng doanh nghiệp”

Từ nội dung trao đổi giữa phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ với bà Phan Minh Thủy, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI (được giới thiệu dưới đây), Cổng TTĐT Chính phủ xin gợi mở, chia sẻ với bạn đọc một số thông tin xung quanh việc đăng Công báo trên internet.

PV: Sau gần 3 tháng Công báo chính thức đưa lên Cổng TTĐT Chính phủ, bà đánh giá như thế nào về việc đăng tải Công báo điện tử?

Bà Phan Minh Thủy: Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành đã góp phần tạo ra 1 môi trường kinh doanh đồng bộ hơn, thúc đẩy sự gia nhập thị trường của các chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Trong thời đại thông tin như hiện nay, việc nắm bắt và có được thông tin sớm là rất quan trọng, đặc biệt trong kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin về quy định của pháp luật, nguyên nhân là thiếu sự công khai và minh bạch về thông tin.

Công báo điện tử ra đời là 1 sự kiện vui mừng, rất hữu ích đối với cộng đồng doanh nghiệp. Đây là 1 kênh thông tin chính thức của Chính phủ để giới doanh nghiệp, doanh nhân và người dân nói chung có thể tiếp cận nhanh chóng, kịp thời các chính sách, quy định pháp luật mới được ban hành.

PV: Bà có thể giải thích thêm kênh thông tin này hỗ trợ cho doanh nghiệp như thế nào?

Bà Phan Minh Thủy: Thời gian qua, nhiều trang TTĐT của các Bộ, ngành, một số tổ chức, và đặc biệt là hệ thống văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ đã trở thành nguồn dữ liệu vô giá với doanh nhân.

Tuy nhiên, do việc đăng tải ở nhiều website chưa thể hiện được tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật mới, nên nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu thông tin pháp luật mới được ban hành có liên quan tới mình.

Vì vậy, khi có một kênh thông tin chính thống, đầy đủ và hệ thống, doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng có thể tìm hiểu và biết kịp thời các chính sách, quy định mới.

Đó là chưa kể, do ưu điểm văn bản được đăng trên Công báo trên internet ngay sau khi được ban hành, nên các doanh nghiệp có thêm thời gian để tìm hiểu các quy định mới được ban hành, từ đó có thời gian chuẩn bị thực hiện, hạn chế được các trường hợp thực hiện không đúng do không biết có quy định pháp luật.

PV: Theo bà, Công báo điện tử cần hoàn thiện gì thêm để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như người dân?

Bà Phan Minh Thủy: Công báo điện tử ra đời là một bước công khai, minh bạch hoá thông tin của Chính phủ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc tìm hiểu pháp luật, đây cũng là một thành công trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài việc có thể theo dõi những văn bản nào mới được ban hành, các doanh nghiệp còn quan tâm hơn nữa tới những quy định nào liên quan tới mình. Do đó, Công báo điện tử cần có công cụ để người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin cần thiết một cách dễ dàng.

Theo tôi, xuất phát từ chính yêu cầu sử dụng, tra cứu Công báo điện tử hiện nay của người dân, Công báo điện tử đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ trong thời gian tới sẽ tiếp tục được hoàn thiện để thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Xin trân trọng cảm ơn bà!