• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công bố Đề án xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh

(Chinhphu.vn) – Đề án sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn từ nay đến năm 2025. Trong đó, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 sẽ thiết lập nền tảng công nghệ cho smart city và triển khai thí điểm các dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Thành phố.

27/11/2017 13:07

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh (ĐTTM) giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Theo UBND TP.. Hồ Chí Minh, ĐTTM sẽ tạo cơ hội để Thành phố đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như công nghiệp vi mạch, tận dụng dữ liệu mở, người dân, doanh nghiệp và chính quyền có thể đẩy mạnh hợp tác cùng xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm tiện ích có giá trị cao, đồng thời, kiến tạo môi trường khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ theo định hướng mở… Trước mắt, Đề án sẽ thí điểm tại Quận 1 và Quận 12.

Với mục tiêu đặt người dân làm trung tâm, ĐTTM sẽ người dân có thể thụ hưởng các tiện ích như: sử dụng năng lượng với chi phí thấp, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, dịch vụ y tế tốt; giáo dục chất lượng, không khí trong lành, nguồn nước sạch, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng... Người lao động sẽ có các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới như kết nối internet băng thông rộng, các nguồn năng lượng sạch, ổn định với chi phí thấp, các cơ hội để được học hành, trau dồi kỹ năng, kiến thức, chi phí cho không gian sống và làm việc vừa tầm thu nhập.

ĐTTM cũng giúp chính quyền Thành phố sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tối ưu, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân và bảo đảm lợi ích cho các thế hệ tương lai. Trong đó, nhiều lĩnh vực sẽ “thông minh” như:  giao thông, y tế, an toàn thực phẩm, môi trường, chống ngập, an ninh trật tự, phát triển đô thị…

Đề án có lộ trình triển khai theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2017-2020) sẽ thiết lập nền tảng công nghệ cho smart city và triển khai thí điểm các dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thành phố; giai đoạn 2 (2021-2025) là triển khai đồng bộ giải pháp ĐTTM trong các lĩnh vực trọng tâm trên nền tảng công nghệ chung và giai đoạn 3 (sau 2025) là tiếp tục mở rộng, củng cố hạ tầng công nghệ và triển khai các giải pháp theo hướng ngày càng thông minh hơn.

Theo đại diện Tập đoàn VNPT – đơn vị tư vấn khung cho biết, khung giải pháp ĐTTM cho TPHCM được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc mở: Tất cả các đơn vị công nghệ trong và ngoài nước đều có thể tham gia triển khai. Tập đoàn VNPT cũng sẽ giúp Thành phố tìm kiếm các đối tác lớn trong và ngoài nước, đồng thời sử dụng các công nghệ hiện đại nhất… để triển khai các mục tiêu của Đề án.

Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, trong năm 2018 tới, Thành phố sẽ phải triển khai 5 công cụ dùng chung gồm xây dựng trung tâm dữ liệu tích hợp, trung tâm mô phỏng dự báo, trung tâm về an toàn mạng và điều hành, quy hoạch hạ tầng chung… Đồng thời, triển khai một số nhánh như giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, giám sát môi trường thông minh, huy động vai trò của người dân thông qua thiết bị phần mềm gắn điện thoại di động để người dân góp ý quá trình xây dựng ĐTTM.

Hiền Minh