• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công bố kết quả kiểm toán Đề án 112: Chủ trương đúng, triển khai sai, hiệu quả thấp

(Website Chính phủ) – Sáng 30/10, tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành họp báo thông báo về kết quả kiểm toán Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (Đề án 112) giai đoạn 2001-2005. Cuộc họp báo được tiến hành dưới sự chủ trì của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái.

30/10/2007 22:00
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái chủ trì họp báo, Ảnh: Website Chính phủ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại các Ban Điều hành Đề án 112 của 8/52 Bộ, ngành Trung ương; của 15/64 tỉnh, thành phố. Kiểm toán tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ.
Hầu hết các đề án chưa sát với thực tế và chưa gắn với nội dung cải cách hành chính Nhà nước
Theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước về tình hình chấp hành chế độ quản lý đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản thì công tác thẩm định Đề án của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ còn chung chung, chưa có định hướng về công nghệ thông tin cho các Bộ, ngành, và địa phương, thẩm định chưa nêu được nguyên nhân tăng, giảm vốn đầu tư, trình tự đầu tư... là nguyên nhân dẫn tới các Bộ, ngành, địa phương lúng túng khi xác định nội dung đầu tư công nghệ thông tin, sử dụng sai phân cấp nguồn vốn đầu tư. Công tác nghiệm thu, thanh toán tại một số Bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện không đúng quy định, hiệu quả sử dụng tài sản thấp, còn lãng phí. Như tại Yên Bái cho nghiệm thu thanh toán cả khối lượng công việc phát sinh trước khi đề án được phê duyệt 170 triệu đồng (hệ thống mạng LAN thuộc trụ sở UBND tỉnh), cho thanh toán một số khoản còn thiếu chứng từ như: thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính...
Về việc chấp hành quy chế đấu thầu, mua sắm tài sản do còn bị động về vốn đầu tư nên các đơn vị thường khó khăn trong việc lập kế hoạch đầu tư, mua sắm, sau khi có thông báo vốn đầu tư đơn vị mới thực hiện các bước mở thầu, đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, ký hợp đồng mua sắm...Tại tỉnh Yên Bái, hầu hết trước khi ký kết các hợp đồng chỉ định thầu, không làm thủ tục đấu giá, báo giá hoặc chào hàng cạnh tranh, thậm chí còn không xét đến tư cách pháp nhân của đơn vị nhận thầu theo quy định. Tại thành phố Hải phòng, Ban điều hành 112 ký hợp đồng với công ty tin học ISA cung cấp thiết bị DELL/EMC CX-500 giá trị 1.154 triệu đồng do Mexico sản xuất, qua kiểm tra thực tế nhãn mác sản phẩm trên do Đài Loan sản xuất.
Qua kết quả kiểm toán Đề án 112, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính rút kinh nghiệm từ Đề án 112, rà soát lại tất cả các dự án, các chương trình mục tiêu Quốc gia cả về phương diện quản lý tài chính và quản lý, điều hành để có thể thực hiện được mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Đối với các dự án, chương trình mới cần phải được thẩm định một cách chặt chẽ về mục tiêu, nội dung, cơ chế tài chính, cơ chế quản lý, điều hành trước khi quyết định triển khai. Đồng thời Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan trong quản lý, điều hành và sử dụng kinh phí, tiền và tài sản nhà nước của Đề án 112.
Kết quả kiểm toán làm căn cứ cho quá trình xem xét, điều tra
Trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí về đánh giá của Kiểm toán Nhà nước đối với Đề án 112, trách nhiệm của các bộ ngành liên quan và đây có phải là kết luận cuối cùng của Kiểm toán Nhà nước? Ông Vương Đình Huệ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết:
Đề án 112 là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nằm trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước. Bước đầu Đề án đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Xây dựng được hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin từ địa phương đến Trung ương, việc này rất có tác dụng nhất là đối với những Bộ, ngành mới thành lập và phát huy hiệu quả ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, Đề án cũng thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu; phổ cập tin học cho cán bộ, đã mở được 2651 lớp học về tin học với trên 50 nghìn học viên được đào tạo; tạo chuyển biến và nhận thức về công nghệ thông tin trong đội ngũ cán bộ công chức. Việc phát hiện ra một số sai phạm, bắt giữ một số cán bộ trong Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ là do họ có những sai phạm có tính cá nhân, lợi dụng chức vụ quyền hạn để ký các hợp đồng ăn chênh lệch. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan đang được xem xét, làm rõ. Kết quả kiểm toán Đề án 112 cũng đã được Kiểm toán Nhà nước chuyển tới Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng; Cơ quan Cảnh sát điều tra và các cơ quan chức năng để làm căn cứ trong quá trình xem xét, điều tra.
Theo báo cáo của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí của Đề án đến hết năm 2006 như sau: Tổng mức đầu tư được duyệt cho cả giai đoạn của Đề án 112 là 3.836.085 triệu đồng. Tổng kinh phí đã cấp phát 1.534.325 triệu đồng. Tổng kinh phí đã sử dụng 1.159.636 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, trong tổng số đã chi đề nghị quyết toán 485.336 triệu đồng, Kiểm toán Nhà nước đã xác định số chi không đủ điều kiện quyết toán của các đơn vị được kiểm toán là 55.702 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Trung ương, trong tổng số chi đề nghị quyết toán là 69.168 triệu đồng, Kiểm toán Nhà nước xác định loại trừ quyết toán, xuất toán, thu hồi nộp ngân sách nhà nước, loại khỏi quyết toán do chưa đủ điều kiện 43.099 triệu đồng. Từ nguồn kinh phí vay (Ngân hàng ADB) trong tổng số đã chi đề nghị quyết toán 111.181 triệu đồng, Kiểm toán Nhà nước đã xác định, loại khỏi quyết toán do chưa đủ điểu kiện 103.848 triệu đồng; đối với nguồn ngân sách địa phương, Kiểm toán Nhà nước xác định xuất toán, thu hồi nộp ngân sách nhà nước 1.315 triệu đồng do chi vượt mức, chi sai chế độ.
Về những kết quả đạt được của Đề án 112 nêu trong báo cáo kết quả kiểm toán, ông Nguyễn Công Hóa, Phó Tổng Biên tập Website Chính phủ, Giám đốc Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ, cho biết về cơ bản là đúng, tuy nhiên có vài thông tin không chính xác có thể gây hiểu nhầm trong công luận. Đó là Cổng Thông tin điện tử của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ, không có cơ sở pháp lý nào để coi là Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ. Bởi Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo chuyển Trang tin điện tử Chính phủ (Website Chính phủ) thành Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trên Internet, làm hạt nhân của nền hành chính điện tử (công văn 1925/VPCP-WebCP ngày 10/4/2007).
Về hệ thống thông tin điện tử triển khai tới các Bộ, ngành, địa phương, theo ông Hóa thì hệ thống này không tồn tại ở Văn phòng Chính phủ. Trong số các phần mềm dùng chung, hiện nay không có phần mềm nào được sử dụng tại Văn phòng Chính phủ.
Nguyễn Hoàng