• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công bố quy hoạch tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Tuyến chính đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội dài 12,2 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5 km, đoạn đi ngầm dài 4km. Toàn tuyến sẽ có 12 nhà ga ngầm và nổi.

04/08/2011 09:06

Phối cảnh tuyến đường. - Ảnh: Hà Nội Mới

Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội vừa phối hợp với Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đơn vị Tư vấn Systra, cùng UBND các quận, huyện: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Từ Liêm công bố hồ sơ quy hoạch dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội.

Tuyến đường sẽ đi theo lộ trình: điểm đầu Nhổn-theo quốc lộ 32-Cầu Diễn-Mai Dịch-nút giao với đường vành đai 3-Cầu Giấy (nút giao với đường vành đai 2)-Kim Mã-Giảng Võ-Cát Linh-Quốc Tử Giám-điểm cuối ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo, trước ga Hà Nội).

8 ga nổi gồm ga số 1 (còn gọi là khu Depot) đặt tại Nhổn; Ga số 2 có vị trí tại xã Minh Khai; Ga số 3 : Phú Diễn; Ga số 4: Cầu Diễn; Ga số 5: phố Lê Đức Thọ; Ga số 6: Đại học Quốc gia Hà Nội; Ga số 7: chùa Hà; Ga số 8: Cầu Giấy.

4 ga ngầm sẽ đặt tại Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu và ga Hà Nội.

Dự án có tổng vốn đầu tư 783 triệu euro, trong đó 280 triệu euro vốn vay ODA của Pháp, vốn đối ứng của Việt Nam là 503 triệu euro.

Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Giám đốc Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, ngay sau khi công bố quy hoạch này, đơn vị sẽ phối hợp với UBND các quận giới thiệu dự án, cắm mốc giới tại hiện trường và tiến hành giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu phần tuyến đường sắt đô thị đi ngầm để tiếp tục thực hiện dự án. Dự kiến sẽ khởi động vào tháng 2/2012. Giai đoạn bắt đầu khai thác vào năm 2015, năng lực vận tải dự báo 8.600 hành khách/giờ/hướng.

Xử lý dứt điểm các đường ngang tự phát trên Đại lộ Thăng Long

Cũng trong ngày 3/8, UBND TP Hà Nội ra văn bản số 2741/VP-GT chỉ đạo xử lý vi phạm mở đường ngang tự phát ra Đại lộ Thăng Long của một số cơ quan, đơn vị.

UBND TP giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an TP, UBND huyện Từ Liêm, Ban Quản lý dự án Thăng Long và các đơn vị liên quan, kiểm tra, giải quyết dứt điểm các vi phạm nói trên để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hoàn trả mặt bằng phục vụ thi công cho Ban Quản lý dự án Thăng Long.

UBND các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất và Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc tăng cường công tác kiểm tra, quản lý xây dựng hai bên tuyến đường nhằm bảo đảm Đại lộ Thăng Long là một tuyến đường thực sự sạch, đẹp, an toàn giao thông.

Thu Hà