• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công điện số 1534/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 8-10, Thủ tướng Chính phủ có công điện số 1534/TTg-NN gửi các bộ: Nông nghiệp -Phát triển nông thôn, Thủy sản, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Giao thông vận tải, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung công điện như sau:

09/10/2005 08:51
     Lũ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kéo dài trong nhiều ngày và có thể còn diễn biến phức tạp. Để chủ động làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1 - Chủ tịch UBND các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh vùng ngập sâu: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang có trách nhiệm:

- Tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến của lũ; tổ chức chỉ đạo tốt việc di dời các hộ dân vùng ngập sâu, vùng sạt lở nguy hiểm vào các cụm, tuyến dân cư để bảo đảm an toàn; phải có biện pháp bảo vệ, xử lý sạt lở các cụm, tuyến dân cư và ổn định đời sống nhân dân;

- Tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân trong vùng ngập lũ bảo vệ thật tốt trẻ em. Tổ chức chu đáo các điểm trông giữ trẻ; phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho các cháu học sinh đến trường trong mùa lũ, không để tình trạng các cháu bị chết đuối do nước lũ;

- Chỉ đạo tốt việc nuôi trồng, đánh bắt cá, thủy hải sản, khai thác tốt các mặt lợi của lũ để nâng cao đời sống nhân dân vùng ngập lũ; xử lý cứu trợ, cứu đói kịp thời; không được để người dân nào vùng ngập lũ bị đói.

2 - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Quân đội, Công an phối hợp chặt chẽ với các tỉnh vùng ngập sâu chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp do mưa lũ.

3 - Bộ Y tế kiểm tra, chỉ đạo các cơ sở y tế, bảo đảm đủ các cơ số thuốc cần thiết để thực hiện kịp thời việc chữa bệnh, cấp cứu người bị nạn; có biện pháp xử lý nước để bảo đảm nước uống hợp vệ sinh cho nhân dân vùng lũ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, nhất là tại các tỉnh vùng lũ lụt; đồng thời phối hợp với ngành y tế có biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh phát sinh khi thời gian lũ kéo dài.

4 - Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến lũ lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long, thông báo kịp thời cho các bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động đối phó.

5 - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục theo dõi sát tình hình thiếu đói trong dân, nhất là các vùng bị lũ lụt; phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức cứu trợ kịp thời; nếu vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6 - Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác phòng, chống lũ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2005; thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(Nhân dân)