• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công nghệ AI giúp thúc đẩy khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN

(Chinhphu.vn) - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những chủ đề nóng tại Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên về lĩnh vực này giữa Trung Quốc và ASEAN. Các nước kỳ vọng AI sẽ là động lực để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN.

11/09/2019 09:01
Trong nhiều năm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc-ASEAN tiếp tục tăng trưởng bền vững. Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 10 năm qua và ASEAN cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Tính từ tháng 1 đến tháng 6/2019, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN ghi nhận đạt 291,85 tỉ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có được kết quả như trên không thể bỏ qua những lợi ích mà AI mang lại. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng AI giúp các chủ siêu thị tại nước này có thể tìm hiểu quá trình phát triển cây trồng, nhãn hiệu và liều lượng của loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong vườn của người nông dân ở nước khác chỉ thông qua một hệ thống camera được lắp đặt trong vườn. 

Các công nghệ AI cũng đã được áp dụng trong các hoạt động cứu hộ cứu nạn khi thảm họa xảy ra cũng như trong lĩnh vực y tế. Tháng 7/2018, khi Lào xảy ra lũ lụt tại tỉnh Attapeu khiến nhiều người mất nhà cửa, công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ có công nghệ AI mà các nhóm cứu hộ có thể phát hiện ra nhiều khu vực bị ảnh hưởng bởi trận lụt và đưa ra được phương án cứu hộ. AI cũng được áp dụng nhiều trong lĩnh vực y tế khi giúp các bác sỹ có thể tìm hiểu và đưa ra chẩn đoán và điều trị thuận lợi hơn. 

Tại hội nghị trên, theo TTXVN, nền tảng dịch vụ thông tin tài chính Trung Quốc-ASEAN đã được ra mắt. Nhiều chuyền gia tin rằng nền tảng này sẽ cung cấp một kênh quan trọng cho việc tìm hiểu vấn đề tài chính và hiện thực kinh tế trong khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN. 

Theo Tổng lãnh sự Thái Lan tại Nam Ninh, ông Chairat Porntipwarawet, nền tảng để Trung Quốc-ASEAN kết nối và hợp tác trong lĩnh vực AI là vô cùng quan trọng, sẽ mang lại cơ hội phát triển mới để nâng cao sự thịnh vượng chung của hai bên./.