• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công nghệ tăng khả năng đánh gần cho máy bay

Công nghệ quân sự ngày nay đạt tới khả năng cho phép các máy bay không chiến từ xa, dẫu vậy tác chiến quần lộn (đánh gần) trong bán kính hẹp không hề bị xem nhẹ. Người ta đã nghiên cứu công nghệ kiểm soát bay để tăng khả năng đánh gần cho máy bay.

21/02/2013 16:18

Công nghệ Fly-by-wire

Mới đây Su-35 của Nga vừa được Viện Bay thử nghiệm Gromov kiểm tra, phân tích những mạnh yếu về khả năng tác chiến quần lộn.

Su-35 là một loại máy bay chiến đấu đa dụng, siêu cơ động. Nó kế thừa ưu điểm của dòng Su-27 nguyên bản và các phiên bản sau. Trong đó phải kể đến công nghệ kiểm soát bay điện tử số hóa hoàn toàn mới Fly-by-wire. 

Fly-by-wire là hệ thống điều khiển bay thông minh, bao gồm hệ máy tính với các thuật toán phức tạp. Nó tiếp nhận động thái bay của phi công, tính toán, lập lệnh và điều khiển các cơ cấu khí động học chấp hành, bảo đảm cho máy bay linh hoạt, tính điều khiển ổn  định ở mọi tốc độ.

Fly-by-wire tác động và kiểm soát đến bề mặt điều khiển bay, hệ thống trong buồng lái, các đường kết nối, điều  khiển hướng bay, động cơ và hướng luồng phụt, tạo ra tính siêu cơ động cho máy bay (theo ý định tác chiến của của phi công). Ngoài ra nhờ có Fly-by-wire mà máy bay không bị “thất tốc”, tắt máy đột ngột hay cơ động quá giới hạn. Điều này trước kia không làm được.

Phối hợp các hệ thống

Lắp động cơ khỏe, nên Su-35 có vận tốc bay lên cao (lao ngược) đạt tới 280m/s, Su-35 kế thừa từ dòng máy bay hiến đấu Su-30SM trang bị động cơ phản lực có thể thay đối véc-tơ lực đẩy hướng luồng phụt đa chiều, không đối xứng nên khả năng cơ động  bán kính hẹp (ngang), thắt vòng (đứng) hoặc “bay khoan” của Su-35 đã có những bước tiến rất xa.

 Điểm đáng chú ý là Su-35S có thể hoạt động ở tốc độ bay rất thấp từ 150-200km/giờ. Ngoài ra, Su-35 có thể tự ổn định ở trạng thái treo thẳng đứng (90 độ) hoặc ở góc lớn hơn mà không bị tắt động cơ… Những yếu tố này chi phối mạnh đến năng lực tác chiến quần lộn bán kính hẹp của nó.

Tuy vậy, Su-35 có cánh diện tích lớn và động cơ có công suất lớn hơn với các loại khác của dòng Su, nên tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 km/h. Bay chậm cũng tốt, bay nhanh cũng tốt. Nhờ  “dải tốc độ rộng” lại mang nhiều loại tên lửa (bắn gần, bắn xa),  cho phép Su-35 làm nhiều nhiệm vụ cả tác chiến gần, cả tác chiến từ xa khá hiệu quả.

Radar của máy bay Su-35 trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km, còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80Km. Nó còn 1 radar tìm kiếm-khóa mục tiêu ở phía sau để bắn các tên lửa SARH về phía sau.

Hiện nay, Su-35 đã hoàn thành hơn 600 lần bay thử. Dự kiến, sau thao diễn ở tốc độ cao, Su-35 sẽ  sử dụng đạn tên lửa tầm ngắn, tầm trung tấn công đối phương. Các chuyên gia cũng đánh giá việc Su-35S né tránh tên lửa của đối phương phóng tới…

Nhờ khả năng cơ động quần lộn trên không rất tốt, Su-35S có thể tạo các đường bay phức tạp làm tên lửa đối phương khó bắn trúng.

Trần Văn (theo RIAnovosti, Lenta)