• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công nghiệp khai khoáng và du lịch Quảng Ninh cần phát triển bứt phá bền vững

Ảnh minh họa

11/10/2011 15:36
Con số thu ngân sách lớn tới 20.500 tỷ đồng trong 9 tháng qua không làm cho lãnh đạo Quảng Ninh yên tâm, bởi nguồn thu của tỉnh vẫn chủ yếu từ tài nguyên, đất đai. Hai mũi nhọn của tỉnh là công nghiệp khai khoáng và du lịch chưa có những bước phát triển bứt phá và hài hòa như mong đợi.
* Nền kinh tế bong bóng
Trong số thu ngân sách 20.500 tỷ đồng kể trên thì quá nửa thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khối doanh nghiệp do Trung ương quản lý. Thực thu nội địa của tỉnh chỉ khoảng 10.100 tỷ đồng, trong đó thu từ than chiếm 67%, thu tiền thuế đất 9%, du lịch dịch vụ 3%, công nghiệp khác chỉ chiếm 7%... Như vậy, cơ cấu thu chủ yếu từ nguồn tài nguyên than và đất chiếm tới 76% trong tổng thu nội địa của tỉnh. Chính điều này khiến nhiều người băn khoăn: Khi hết than, hết đất thì tỉnh lấy nguồn thu ở đâu và Quảng Ninh còn cái gì? Bởi đây là hai nguồn tài nguyên hữu hạn và đang cạn kiệt dần.
Với trữ lượng chiếm trên 90% than của cả nước, Quảng Ninh hội đủ điều kiện cho công nghiệp địa phương phát triển mạnh. Song thực tế, dù trên địa bàn Quảng Ninh có cả chục nhà máy xi măng, nhiệt điện và hàng loạt các khai trường than lớn nhưng tất cả số này lại là thuộc các tập đoàn, doanh nghiệp do Trung ương đầu tư và quản lý. Chính vì vậy, ngân sách của tỉnh không thu được gì từ các nhà máy lớn đó. Công nghiệp địa phương còn lại cơ bản chỉ là một số cơ sở sản xuất gạch, vật liệu xây dựng… quy mô nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Trong khi đó, các hoạt động khai thác than hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào việc khai thác lộ thiên và xuất khẩu thô nên hiệu quả không cao và làm suy kiệt nguồn tài nguyên nhanh chóng. Chưa kể, việc khai thác than và xây dựng các nhà máy xi măng, nhiệt điện gần biển gây ra những ô nhiễm môi trường nặng nề, tạo xung đột lớn với phát triển du lịch. Theo ước tính, với việc khai thác 60 triệu tấn than/năm thì mỗi năm ngành than phải bóc tách và thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn đất đá, 48 triệu m3 nước thải bẩn chưa được xử lý sạch, an toàn.
Sở hữu một di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long, nhưng du lịch Quảng Ninh lại thiếu một quy hoạch, một chiến lược phát triển dài hơi. Con số đóng góp 3% vào ngân sách của tỉnh là hệ quả của cách du lịch dịch vụ kiểu “ăn xổi”, thiếu tính chuyên nghiệp. Nguồn lực cho du lịch yếu, thiếu hàm lượng chất xám, khoa học trong các hoạt động kinh doanh du lịch, thiếu sản phẩm du lịch, công tác tổ chức quản lý còn yếu kém nên hiệu quả khai thác di sản thiên nhiên không cao.
Một số liệu khác là 55% dân số của Quảng Ninh sản xuất nông nghiệp nhưng chỉ đóng góp 5% GDP của tỉnh, cho thấy sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp - du lịch dịch vụ, mang đến sự bất ổn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
* Hướng mở để phát triển bền vững
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra thì Quảng Ninh cần n hanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ... Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hòa giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, phải giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường…
Theo hướng đó, để nhanh chóng xây dựng được nền tảng cho nền công nghiệp địa phương vừa theo kịp, vừa tận dụng tốt hạ tầng công nghiệp Trung ương, tạo đà cho nông nghiệp phát triển, mới đây Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính đề xuất tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển nuôi trồng thủy sản, chú trọng nuôi các loài nhuyễn thể, vừa đem lại hiệu quả cao, vừa bảo vệ môi trường sạch.
Bí thư Phạm Minh Chính nhận định: “Đường đi ngắn nhất để phát triển kinh tế bền vững là khoa học kỹ thuật”. Chính vì vậy, tới đây, Quảng Ninh sẽ tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo nghề cho các lĩnh vực du lịch dịch vụ và nuôi trồng thủy sản, chọn khoa học kỹ thuật làm động lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Ngày 5/10, Quảng Ninh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Khoa học và Công nghệ để tiến tới xây dựng và triển khai dự án “xây dựng khu nghiên cứu, chuyển giao, ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh”. Đồng thời, Bộ sẽ chỉ đạo hơn 10 cơ quan đại diện của Bộ ở nước ngoài hỗ trợ tỉnh trong việc tìm kiếm công nghệ, chuyển giao công nghệ, tìm các mô hình tiên tiến ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển công nghiệp phụ trợ và trong sản xuất ở các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, hải sản... Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung cải cách hành chính triệt để mở đường cho việc xã hội hóa trong đầu tư các dự án. Trước mắt, theo Bí thư Tỉnh ủy, năm 2012 Quảng Ninh sẽ chọn là năm “xây dựng chiến lược và quy hoạch” để làm nền tảng phát triển bền vững.
Văn - Đức