• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công nhận nghi lễ Then là di sản phi vật thể quốc gia

(Chinhphu.vn) - Tối 30/1, tại thành phố Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức lễ trao danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa và bằng công nhận nghi lễ Then của người Tày, Nùng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

31/01/2016 13:10

Trình diễn hát Then. Ảnh minh họa

Như vậy, đến nay tỉnh Bắc Giang đã có 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, nghi lễ Then là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, ra đời từ lâu đời và gắn bó với sự hình thành, phát triển của cộng đồng, phản ánh hiện thực đời sống xã hội người Tày, Nùng trong các giai đoạn lịch sử.

Di sản Then của người Tày, Nùng ở Bắc Giang có sự kế thừa liên tục và không ngừng được bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị độc đáo và  đặc sắc qua nhiều thế hệ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 31 người làm nghi lễ Then truyền thống (nhiều tuổi nhất là 90 tuổi và ít tuổi nhất là 25 tuổi).

* Tối 30/1, tại chùa Phổ Quang (TPHCM), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM đã khai mạc lễ hội văn hóa dân tộc và Phật giáo với chủ đề  “Xuân muôn phương" với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc.

Chương trình lễ hội gồm nhiều phần: Không gian nghệ thuật Phật giáo, phối cảnh thuyền chở đầy hoa, thơ và ánh sáng, góc quê hương, lễ Tết dân gian, bút tâm xuân, giao lưu văn hóa, góc ông đồ và các loại hình văn hóa khác.

Trong khuôn khổ lễ hội, hơn 400 tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc và cổ vật... được trưng bày, giới thiệu với khách tham quan.

* Chiều 29/1, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức lễ trao tặng bằng công nhận danh hiệu 5 "Làng nghề truyền thống Hà Nội" và phong tặng danh hiệu cho 30 "nghệ nhân Hà Nội”.

Đó là làng nghề chạm khắc đá Long Châu Miếu thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ; làng hoa đào phường Nhật Tân, quận Tây Hồ; làng nghề mộc dân dụng và chế biến lâm sản Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai; làng nghề chế biến chè thôn Phú Yên, xã Yên Bài, huyện Chương Mỹ và làng nghề giày dép thôn Thần, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số làng toàn thành phố; trong đó có 286 làng nghề đã  được công nhận. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần tăng nhanh sản xuất công nghiệp, đóng góp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

T. Minh (tổng hợp)