• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công tác phòng không nhân dân: ngày càng vững mạnh

Công tác phòng không nhân dân (PKND) là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, là bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch. Trong 5 năm qua, công tác PKND trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả sát thực như công tác tuyên truyền, giáo dục; xây dựng lực lượng chiến đấu, lực lượng khắc phục hậu quả và công tác diễn tập ở các địa phương.

11/11/2010 12:13
Huấn luyện lực lượng phòng không chuyên trách. * Những kết quả bước đầu Đại tá Vương Viết Tiến, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Trưởng cơ quan thường trực Ban chỉ đạo PKND cho biết, thực hiện Nghị định 65/2002/NĐ-CP của Chính phủ về công tác phòng không nhân dân (PKND) và Thông tư 118/2004/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo công tác PKND tỉnh và soạn thảo qui chế hoạt động, thành lập cơ quan thường trực, cơ quan chuyên trách giúp việc đồng thời hướng dẫn các địa phương thành lập ban chỉ đạo ở cả 3 cấp tỉnh, cấp huyện, xã kịp thời đi vào hoạt động có nền nếp. Mặt khác tổ chức tuyên truyền, giáo dục rộng rãi về công tác PKND cho các đối tượng là cán bộ các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, người lao động trong nhà máy, xí nghiệp, học sinh, sinh viên… Thông qua các buổi sinh hoạt, nói chuyện truyền thống, công tác tuyên truyền tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: vai trò, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của PKND. Từ năm 2006 đến nay, đã tổ chức 20 lớp bồi dưỡng cho gần 2.400 đối tượng cấp tỉnh, 1.014 lớp với trên 100.000 người cấp huyện và gần 30.000 sinh viên, 424.800 học sinh trong toàn tỉnh. Và lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng khắc phục hậu quả. Đối với công tác xây dựng lực lượng chuyên trách, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện chiến đấu lực lượng phòng không theo chỉ tiêu của Bộ quốc phòng và quân khu. Đặc biệt, chú trọng công tác huấn luyện diễn tập có đạn hơi, thuốc nổ sát với tình huống chiến đấu phòng không qua đó huấn luyện lực lượng phòng không có đủ khả năng chiến đấu, đánh trả khi có sự cố xảy ra. Xây dựng lực lượng khắc phục hậu quả trên toàn tỉnh với 262 tổ, tập trung 7.860 người, ngoài ra còn có lực lượng rộng rãi ở các công ty, xí nghiệp, nhà máy. Ngoài ra, Ban chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo cơ quan Quân sự các cấp tổ chức thực hiện tốt việc xây dựng, chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị đảm bảo cho hệ thống quan sát, thông báo, báo động phòng không và các lực lượng phòng không như bộ đội địa phương, dân quân tự vệ sẵn sàng đánh địch đột nhập đường không trong thời bình và làm cơ sở đánh trả địch tập kích đường không khi có chiến tranh xảy ra. Lực lượng dự bị động viên tham gia tập luyện. * Nhiệm vụ và phương hướng cho giai đoạn 2011-2015 Qua 5 năm thực hiện công tác PKND, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được Ban chỉ đạo tỉnh đúc kết phục vụ cho hoạt động của giai đoạn tới: đó là nguyên tắc mang tính quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác PKND ở từng địa phương, đơn vị là vai trò của cấp ủy, chính quyền, cơ quan quân sự địa phương trong việc tham mưu, triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, chú trọng công tác xây dựng cả về số lượng và chất lượng các lực lượng chiến đấu phòng không, các đội khắc phục hậu quả; tổ chức huấn luyện và tăng cường công tác kiểm tra, hội thi, hội thao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và xử trí tình huống thiên tai, dịch họa có thể xảy ra trên địa bàn. Từng bước quan tâm công tác đầu tư công nghệ, kinh phí tương xứng với tiềm lực, khả năng từng địa phương, kết hợp hoạt động công tác PKND với kinh tế, quốc phòng. Khen thưởng tập thể làm tốt công tác PKND trong 5 năm qua. Trên cơ sở dự báo tình hình, Ban chỉ đạo tỉnh cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác PKND giai đoạn 2010 – 2015, trong đó quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW8 khóa IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết 28 Bộ Chính trị, Nghị định số 152/NĐ của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục mọi tầng lớp nhân dân về công tác PKND để không ngừng nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Tiếp tục thực hiện Nghị định 65/2002/NĐ-CP của Chính phủ về công tác PKND, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tổ chức đối với công tác PKND, tập trung chỉ đạo kiện toàn, duy trì hoạt động có hiệu quả Ban chỉ đạo các cấp. Xây dựng, củng cố lực lượng phòng không, dân quân tự vệ theo Đề án xây dựng dân quân tự vệ phòng không, dân quân cơ động, dân quân thường trực, nhất là xây dựng lực lượng phòng không chuyên trách ở các địa bàn trọng điểm. Đổi mới và nâng cao chất lượng huấn luyện theo hướng đồng bộ, chuyên sâu, sát với tình huống và phương án chiến đấu đối tượng tác chiến và địa bàn hoạt động…. T.L