• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công tác THADS bảo đảm cho “công lý phải được thực thi đến cùng”

(Chinhphu.vn) - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2022.

22/11/2021 14:52

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đã giải quyết được nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài trong THADS. Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Một số quy định của pháp luật chưa theo kịp với thực tiễn cuộc sống 

Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: Năm 2021, dù bị tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng toàn hệ thống THADS đã thi hành xong 500.000 vụ việc (làm tròn), số tiền thi hành được trên 45.000 tỷ đồng (không kể kết quả THADS trong quân đội), số tiền thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng là 18.000 tỷ đồng.

Sự phối hợp liên ngành giữa Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Nhiều vụ việc rất khó khăn, phức tạp, kéo dài, gây bức xúc dư luận đã được giải quyết, bảo đảm khách quan.

Biểu dương và đánh giá cao những kết quả, nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công chức toàn Hệ thống THADS năm qua, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng thẳng thắn chỉ rõ, tuy đạt được kết quả nhưng một số chỉ tiêu về THADS đạt thấp so với kế hoạch, một phần do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng cũng có những hạn chế từ những nguyên nhân trong chính nội tại của ngành lâu nay như một số chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên với cấp dưới trong giải quyết vụ việc nhưng cấp trên chậm trả lời hoặc chưa đi thẳng vào vấn đề cần tháo gỡ cho cấp dưới, nhất là trong bối cảnh cơ quan thi hành án gặp rất nhiều khó khăn khi quy định của pháp luật chưa theo kịp so với yêu cầu của tình hình thực tiễn.

Về định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, thực hiện phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả COVID-19”, toàn hệ thống THADS vừa thích ứng an toàn nhưng vẫn phải hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, khắc phục bất cập trong thời gian qua.

Cần tập trung thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, có sự phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đối với công tác này. Tăng cường công tác hoàn thiện thể chế, có giải pháp đối với những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn, những vụ việc vì lý do khách quan làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cần phát hiện kịp thời để tháo gỡ. 

“Công tác THADS phải làm đúng theo quy định của pháp luật nhưng vẫn tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc. Muốn vậy phải nâng cao cộng đồng trách nhiệm giữa các ban ngành liên quan. Đồng thời, có giải pháp chấn chỉnh nghiêm túc các vi phạm bằng việc mỗi cán bộ phải tự răn mình, không ngừng tu dưỡng đạo đức, năng lực chuyên môn kết hợp với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan, đồng nghiệp, nhân dân để mỗi cán bộ THADS ngày càng hoàn thiện hơn, giữ gìn phẩm chất của cán bộ, công chức THADS”, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ.

Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng: Đương sự tẩu tán tài sản gây khó khăn cho công tác THADS. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Tẩu tán tài sản gây khó khăn cho công tác THADS

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng nhìn nhận: THADS là khâu cuối của quá trình tố tụng, nhưng có vai trò rất quan trọng bảo đảm cho “công lý phải được thực thi đến cùng”, có mối liên hệ mật thiết với các giai đoạn tố tụng trước đó. Bởi cả giai đoạn trước có làm tốt bao nhiêu nhưng THADS không làm tốt thì ảnh hưởng không nhỏ đến cả một quá trình tố tụng với sự tham gia của nhiều cơ quan.

Theo Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đây là công việc rất khó khăn, phức tạp như các vụ án liên quan đến tham nhũng, kinh tế, các vụ án của tổ chức tín dụng, lượng tiền phải thi hành rất lớn, trong khi tài sản bị đương sự tẩu tán, nên việc xác minh, kê biên tài sản phải thi hành rất khó khăn. Như một vụ án số tiền phải thi hành 1.000 tỷ đồng nhưng số tài sản kê biên được để thi hành án chỉ 7-8 tỷ đồng nên số tiền phải thi hành án nhiều khi không đạt yêu cầu, trong khi số vụ việc lại ngày càng nhiều.

Vì thế, ông Giảng cho rằng, cần có sự phối hợp ngày càng tốt hơn giữa hai cơ quan, tăng cường phối hợp rà soát những vướng mắc trong công tác THADS, kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác này.

Hai ngành cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự. Đồng thời, hai cơ quan chọn ra một vài vụ việc điển hình về khó khăn, vướng mắc để báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ để có giải pháp xử lý các vụ việc tương tự như đã làm vừa qua tại Đà Nẵng.

“Lãnh đạo các cơ quan thường xuyên tham mưu với cấp uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác THADS, THAHC và công tác kiểm soát hoạt động THADS, THAHC của Viện kiểm sát nhân dân các cấp như việc ban hành Chỉ thị của cấp uỷ, văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác này sẽ là cơ sở chính trị, pháp lý để công tác này ngày càng hiệu quả hơn ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương”, ông Giảng kiến nghị.

Kiểm tra sát sao để công tác THADS ngày càng hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu toàn hệ thống THADS khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch công tác năm 2022, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, an toàn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đồng thời, tiếp thu nghiêm túc và triển khai có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và ý kiến của lãnh đạo các ban, ngành.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được, các hạn chế, khó khăn, nhất là những vướng mắc ảnh hưởng đến kết quả THADS như liên quan đến kê biên tài sản, tính pháp lý của đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đương sự phải thi hành án chây ỳ, cản trở, chống đối, tẩu tán tài sản… đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả, chỉ tiêu công tác THADS. 

Hội nghị cũng chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp về công tác THADS. Đó là, ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm công tác cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ đối với những kiến nghị của các Cục, Chi cục THADS địa phương, kiên quyết không để “nước đến chân mới nhảy”, có biện pháp quyết liệt, tổ chức kiểm tra, giám sát công việc của Chấp hành viên, công chức THADS sát sao, chấn chỉnh kịp thời để công tác THADS ngày càng nền nếp và hiệu quả, xứng đáng là khâu cuối cùng của hoạt động tố tụng, công lý phải được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và tổ chức phải được bảo vệ.

* Nhân dịp này, Bộ Tư pháp công bố quyết định của Chủ tịch nước về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho một số cán bộ THADS có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Lê Sơn