• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cổng TTĐT Chính phủ: Dấu mốc mới - chặng đường mới

(Chinhphu.vn) - 16 năm đã qua kể từ ngày 10/1/2006, khi Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn nút khai trương hòa mạng internet toàn cầu Cổng TTĐT Chính phủ (tiền thân là Website Chính phủ). Năm nay, bước vào tuổi trăng tròn, Cổng TTĐT Chính phủ sẽ có dấu mốc mới và bước vào chặng đường phát triển mới trong hệ sinh thái số.

17/01/2022 07:19
Cổng TTĐT Chính phủ: Dấu mốc mới - chặng đường mới - Ảnh 1.

Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn nút hòa mạng Website Chính phủ lên Internetngày 10/01/2006. Ảnh: VGP

Dấu ấn tuổi trăng tròn

Bằng tầm nhìn vượt trội, hơn 16 năm về trước, trong điều kiện ngân sách Nhà nước rất khó khăn, Chính phủ đã tập trung đầu tư cho nhiều dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Một trong những dự án thành công nhất phải kể đến là xây dựng Trang tin điện tử Chính phủ trên Internet (Website Chính phủ). Mục tiêu là Đảng và Nhà nước ta có thêm một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp thông tin chính thống về những chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại… và các lĩnh vực khác của cả nước trên không gian mạng Internet. Đồng thời đây cũng là đầu mối kết nối hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan hành chính các cấp, hướng tới phục vụ triển khai hoạt động dịch vụ công và xây dựng mối quan hệ trực tuyến giữa Chính phủ với nhân dân và doanh nghiệp, góp phần thực hiện có kết quả Chương trình cải cách hành chính, thực hiện lộ trình công khai và minh bạch hoá thông tin nhằm phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Cổng TTĐT Chính phủ: Dấu mốc mới - chặng đường mới - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân trong và ngoài nước qua Website Chính phủ và một số báo điện tử ngày 9/2/2007. Ảnh: VGP

Không phụ niềm tin của Đảng, Chính phủ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, 16 năm qua, kể từ ngày 10/1/2006, khi Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn nút khai trương hòa mạng internet toàn cầu, Cổng TTĐT Chính phủ (tiền thân là Website Chính phủ) đã trở thành kênh thông tin thường xuyên, liên tục cung cấp, tiếp nhận thông tin, dữ liệu chính thống, chính xác của Chính phủ trên mạng Internet; phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời cùng với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng TTĐT từ các bộ, ngành địa phương, Cổng TTĐT Chính phủ là đầu mối tích hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu và dịch vụ công trực tuyến cho nhân dân, doanh nghiệp, hình thành nhịp cầu trực tuyến gắn bó mật thiết giữa Chính phủ với nhân dân.Thời gian gần đây, đặc biệt trong năm 2021, khi chuẩn bị bước vào tuổi 16, Cổng TTĐT Chính phủ đã đạt được nhiều thành tích vượt trội trên các lĩnh vực công tác được giao.

Cổng TTĐT Chính phủ: Dấu mốc mới - chặng đường mới - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe báo cáo về hoạt động của Cổng TTĐT Chính phủ trong dịp Phó Thủ tướng đến thăm, làm việc tại Cơ quan thường trú của Báo Điện tử Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ tại TP. Đà Nẵng ngày 8/3/2016. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Hằng năm, Cổng TTĐT Chính phủ xuất bản trung bình hơn 30.000 tin, bài, album ảnh, video clip, hơn 400 báo cáo thông báo chí dư luận, cập nhật hơn 2.000 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xuất bản khoảng 1.200 số Công báo… Cổng TTĐT Chính phủ còn thực hiện công tác tham mưu tổng hợp thông tin báo chí dư luận, có những đề xuất, kiến nghị sắc sảo, thiết thực, nhất là các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra đối với công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý, xuất bản, phát hành Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đẩy mạnh Công báo điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý vận hành thông suốt hệ thống Cổng TTĐT Chính phủ.

Đồng thời, Cổng TTĐT Chính phủ đã góp phần quan trọng, thiết thực thu hẹp khoảng cách về không gian, thời gian trong giao tiếp giữa Chính phủ với người dân, cũng như kiều bào ở nước ngoài, giữa Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước; là kênh thông tin quan trọng kết nối thông tin để bạn bè quốc tế ngày càng hiểu biết và tăng cường hợp tác với Việt Nam qua mạng xã hội và các trang thông tin bằng tiếng nước ngoài.

Cổng TTĐT Chính phủ: Dấu mốc mới - chặng đường mới - Ảnh 4.

Làm việc với Cổng TTĐT Chính phủ, ngày 12/5/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tinh thần chỉ đạo chung là phải làm cho dân biết, dân hiểu, dân bàn, dân làm, dân cùng giám sát kiểm tra và dân thụ hưởng thành quả của truyền thông; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Ảnh: VGP

Chặng đường mới

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp không chỉ ở trong nước mà trên toàn thế giới; cũng như yêu cầu về chuyển đổi số mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra, năm qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Cổng TTĐT Chính phủ đã tích cực nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn công nghệ mới, hiện đại để xây dựng, phát triển hệ thống dữ liệu, ứng dụng, hạ tầng công nghệ Cổng TTĐT Chính phủ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao và đòi hỏi ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp trong khai thác thông tin, dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời việc sử dụng công nghệ mới sẽ giúp hệ thống Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nâng cao khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cổng TTĐT của các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời đáp ứng đòi hỏi rất cao của Thủ tướng Chính phủ trong công tác thông tin, truyền thông, phù hợp với xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và lộ trình chuyển đổi số quốc gia hiện nay.

Cổng TTĐT Chính phủ: Dấu mốc mới - chặng đường mới - Ảnh 5.

Trang tin điện tử của Thủ tướng Chính phủ - Một trang thành phần thuộc giao diện mới của Cổng TTĐT Chính phủ Ảnh:VGP

Đến nay, Cổng TTĐT Chính phủ đã hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp hệ sinh thái số đa nền tảng, với giao diện, công nghệ mới, hiện đại cùng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn nhất trong hệ thống Cổng TTĐT các bộ ngành, địa phương, báo điện tử tại Việt Nam, bao gồm các thành phần: Hệ thống Cổng TTĐT Chính phủ (www.chinhphu.vn) với các phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc; Tòa soạn hội tụ Báo điện tử Chính phủ (www.chinhphu.vn) với các phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc; hệ thống truyền thông đa phương tiện (media.chinhphu.vn); Trang tin điện tử của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Trang tin điện tử Văn phòng Chính phủ; Các chuyên trang thành phần khác như Diễn đàn cạnh tranh quốc gia, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiếng Chuông, Giải đáp chính sách online, Công báo điện tử…

Trước xu thế bùng nổ của các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nguồn phát; có nơi, có lúc nhiễu loạn thông tin, thừa tin đồn đoán, suy diễn, xấu độc… bạn đọc ngày càng có xu hướng tìm nhanh đến các cơ quan truyền thông có uy tín, nơi phát ra những thông tin chính thức, chính thống mà họ tin tưởng. Đây là một thách thức không nhỏ với các cơ quan thông tin, truyền thông. Do vậy Cổng TTĐT Chính phủ sẽ phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa, tiếp tục đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, chuyển đổi số, sử dụng AI… để nâng cao chất lượng thông tin; đưa ra thông tin không chỉ chính xác, dễ đọc, dễ nghe, dễ thực hiện; mà còn phải nhanh, kịp thời hơn, xứng đáng là cơ quan thông tin chính thức, chính thống của Chính phủ.

Cổng TTĐT Chính phủ cũng cần tiếp tục nỗ lực hết mình, để người dân, kiều bào và cộng đồng quốc tế biết Chính phủ Việt Nam làm gì, làm như thế nào trong việc phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững, hòa bình, thịnh vượng của thế giới và khu vực./.

Lê Việt