• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

CPI 7 tháng năm 2009 trở về mức một con số

(Chinhphu.vn) - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,52% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng CPI của tháng 6 (0,55%), góp phần đưa CPI 7 tháng qua trở về mức một con số.

24/07/2009 16:46

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 sẽ không có biến động mạnh - Ảnh minh họa

So với tháng 7/2008, CPI tăng 3,31% và tăng 3,22% so với tháng 12/2008.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy diễn biến chỉ số giá tháng này đã chặn lại xu hướng tăng liên tiếp trong 3 tháng trước đó: tháng Tư tăng 0,35%, tháng Năm tăng 0,44%; tháng Sáu tăng 0,55%.

Đáng chú ý, CPI 7 tháng năm 2009 đã trở về mức một con số, tăng 9,25% so với 7 tháng cùng kỳ năm 2008 (6 tháng đầu năm nay, CPI tăng 10,27 % so với 6 tháng cùng kỳ 2008).

Nhìn vào các nhóm mặt hàng trong rổ tính chung, xu thế tăng vẫn là chủ yếu, chỉ có một nhóm hàng giảm giá so với tháng 6 là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức giảm là 0,05%.

9 nhóm hàng còn lại tăng giá, trong đó, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện có mức tăng cao nhất (3,05%). Nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 1,89%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,47%; nhóm văn hóa, thể thao, giải trí và nhóm đồ dùng và dịch vụ khác có cùng một mức tăng là 0,45%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,37%; nhóm dược phẩm và y tế tăng 0,36%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,29% và nhóm giáo dục tăng 0,21%.

Trong tháng 7, chỉ số giá USD tăng 0,85% so với tháng 6, trong khi đó chỉ số giá vàng tháng 7 lại giảm 0,43% so với tháng 6.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, mức tăng 0,52% của tháng 7 cho thấy diễn biến của thị trường tương đối ổn định, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.

Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân góp phần đẩy CPI. Cụ thể, mùa du lịch hiện nay kết hợp với kỳ thi đại học, cao đẳng vừa qua khiến nhu cầu dịch vụ ăn uống tăng, mặt hàng dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 1,16%. Ngoài ra, việc tăng giá xăng dầu vào ngày 1/7 vừa qua cũng góp phần đẩy chỉ số CPI, dễ thấy nhất là hai nhóm phương tiện đi lại, bưu điện và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng (có bao gồm chất đốt) đã tăng lần lượt là 2,79% và 1,92%.

Như Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đưa tin, tại hội thảo về phân tích diễn biến thị trường, giá cả những tháng cuối năm 2009 diễn ra tuần trước, các chuyên gia kinh tế dự báo, mức tăng CPI cả năm nay dao động trong khoảng 7-8%.

Hồng Phong