• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cricket Việt Nam: Lần đầu ‘mang chuông đi đánh xứ người’

(Chinhphu.vn) – Tại SEA Games 29, lần đầu tiên, Đội tuyển quốc gia Cricket Việt Nam tham gia tranh tài với các đấu thủ khu vực. Đây là môn thi đấu mới mẻ với thể thao Việt Nam nhưng không vì thế, các cầu thủ không có ước mơ…

08/08/2017 14:46

Trang phục của thủ môn. Ảnh cắt từ video

SEA Games hấp dẫn, mới mẻ và cũng khó khăn ở chỗ mỗi một một kỳ đại hội, nước chủ nhà lại muốn đưa vào một môn thi đấu… mới. Và môn thi đấu mới ở SEA Games 29 là criket.

“Cricket” (bóng gậy) hiểu nôm na là một môn thể thao dùng gậy đánh bóng. Trong trận đấu, mỗi đội  có 11 cầu thủ.

Xuất hiện ở  Việt Nam  từ năm 2009 và đã có Hiệp hội Cricket Việt Nam nhưng người chơi cricket chủ yếu là người nước ngoài. Mãi tới tháng 6/2015, khi có thông tin Malaysia sẽ đưa môn cricket vào thi đấu tại SEA Games 29, Đội tuyển Cricket Việt Nam mới được thành lập.

Đội gồm 18 cầu thủ đều xuất thân là VĐV bóng chày, bi sắt, takewondo chuyển sang chơi cricket.

Ban đầu, kinh phí duy trì hoạt động của đội là từ nguồn xã hội hóa. Tới cuối năm 2016, Sở VHTT TPHCM hỗ trợ mỗi thành viên 5 triệu đồng/tháng để luyện tập và chuẩn bị cho SEA Games. Nhưng nói chung, tiền bạc để mua trang phục, dụng cụ thi đấu của đội tuyển vẫn… chờ nguồn xã hội hóa.

Chuẩn bị ra sân

Theo HLV Nguyễn Phan Dũng, các trang thiết bị, dụng cụ cho cricket thì ở thị trường trong nước hầu như không có. Đội vẫn nhận tài trợ từ Sri Lanka hoặc đặt mua ở Malaysia. Còn về phía các cầu thủ, họ cũng không biết chắc là sau SEA Games thì môn cricket  còn được duy trì hay không. Thực tế cho thấy, có những môn thể thao hình thành từ nguồn xã hội hóa nhưng cũng chỉ tồn tại một thời gian mà thôi.

Có thể nói khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng niềm vui và niềm tự hào được khoác trên mình chiếc áo Đội tuyển quốc gia đã khiến các cầu thủ Việt Nam nỗ lực tập luyện chờ ngày xung trận.

18 cầu thủ cùng các HLV không phải chuyên nghiệp của Đội tuyển Cricket Việt Nam sẽ đến Malaysia dự SEA Games. Giấc mơ của họ có lẽ chưa phải là những tấm huy chương ngay trong lần đầu tiên “mang chuông đi đánh xứ người” mà là hy vọng về một môn thể thao hàng đầu thế giới sẽ có cơ hội phát triển hơn tại đất nước mình.

Môn cricket ở SEA Games 29 có 6 đội tham gia, khởi tranh từ ngày 17/8 và kết thúc vào ngày 29/8.

Thanh Phương (nguồn: VTV)