• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cúm A tại miền Bắc có đáng lo ngại?

(Chinhphu.vn) – TS. Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, xu hướng ca mắc cúm A gia tăng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây không phải là chủng cúm có độc lực cao, mà chủ yếu là cúm thông thường. Các ca phần lớn đều có triệu chứng nhẹ.

21/07/2022 18:38
Cúm A tại miền Bắc có đáng lo ngại? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - Ảnh: VGP

Tại Hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 21/7, đại diện Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.065 trường hợp cúm A. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2022, mỗi tháng ghi nhận dưới 400 ca/tháng, tháng 5 ghi nhận 556 ca, tháng 6 tăng gần 900 ca.

Theo TS. Nguyễn Lương Tâm, không chỉ Hà Nội, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp cúm nhập viện gia tăng, trong đó phần lớn là các chủng cúm thông thường, không phải chủng cúm có độc lực cao như H5N1, H5N6, H5N8.

Lý giải về nguyên nhân bệnh nhân cúm A gia tăng trong mùa Hè, TS. Nguyễn Lương Tâm phân tích, trong 2 năm dịch COVID-19, người dân ý thức phòng bệnh rất tốt như đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm ghi nhận ít.

Tuy nhiên, sau khi khống chế được dịch COVID-19, người dân có tâm lý chủ quan hơn trong phòng chống dịch, nên các biện pháp phòng chống dịch không được thực hiện triệt để, như không đeo khẩu trang ở nơi công cộng… Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến bệnh cúm phát triển.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, số ca mắc cúm thời gian qua không gia tăng nhiều, các ca mắc cúm ghi nhận chủ yếu là chủng H3N2, H1N1 và cúm B. Đây là những chủng đã có vaccine để dự phòng. Cho đến nay, hệ thống giám sát chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8.

Trước đó, thông tin trên một số phương tiện truyền thông về dịch cúm A bất thường đã gây lo lắng, hoang mang cho người dân.

Hiền Minh